Chương 349: Tòa thành nhỏ

Đại Đường Tiểu Lang Trung

Đăng vào: 2 năm trước

.

Giọt mưa không ai hiểu

Vô tình đưa hương đêm

Hoa rụng nào ai biết

Phủ đầy trên giường trăng

Bạch Chỉ Hàn mắt nhìn màn mưa ngoài rèm, khẽ ngâm nga, âm thanh như mây khói, sau đó không nói gì nữa.

Trong mưa, chỉ có tiếng trục bánh xe kẽo kẹo.

Tả Thiếu Dương một lúc sau mới xúc cảm nói:

– Năm ngoái nhất định cô rất cô đơn mới làm ra câu thơ này.

– Ừm… Năm ngoái nô tỳ ngày ngày ở hoa viên, nhìn mùa xuân hoa nở, lại tàn, mùa hè cỏ cây mươn mướt, gió thu tới, lá cây cũng vàng úa từng mảng, rụng đầy sân vườn, cánh hoa khô héo từng từng lá rơi vào bãi cỏ, khe đá.

Bạch Chỉ Hàn nói với giọng buồn vời vợi:

– Hậu hoa viên bao la, Chỉ Nhi chỉ có một mình, dựa vào cửa sổ giống thế này, nhìn mưa bốn mùa, rơi trên ngô đồng bên ao, nước mưa róc rách từ mái hiên nhỏ xuống, liền cầm ô đi ra sân, nhìn mưa làm hoa rụng lả tả, viết bài thơ này, viết xong chui vào chăn, buồn bã rất lâu.

Tả Thiếu Dương bị nàng nói mà buồn theo, tay ôm bờ vai mảnh dẻ của nàng kéo sát hơn vào lòng:

– Không nhìn ra, cô đa sầu đa cảm như vậy.

– Thiếu gia luôn cho rằng Chỉ Nhi lạnh lùng vô cảm chứ gì?

Bạch Chỉ Hàn có chút hờn dỗi:

– Gần như thế…

Tả Thiếu Dương thành thật trả lời:

– Khi ấy cô như cô như tảng băng đầy mũi nhọn, kiêu ngạo lạnh lùng, cũng dễ tổn thương, ai đụng chạm vào mình là phản kích, về sau vì ngoại tổ phụ mà bán mình làm nô tỳ, ta mới hiểu cô là người tình cảm nhất trên đời, chỉ là vẫn giận cô, nên tìm đủ mọi lý do phủ nhận. Không ngờ tới một ngày được ở bên nhau thế này.

Bạch Chỉ Hàn thỏ thẻ:

– Được hầu hạ thiếu gia là phúc của Chỉ Nhi.

– Hầu hạ ta có gì mà phúc, ta chẳng qua chỉ là tiểu lang trung bình thường mà thôi.

Bạch Chỉ Hàn không nói gì cả, chỉ lặng lẽ dựa vào lòng y, nghe y nói, như mãi không biết chán.

– Này sao không nói gì, ta vừa khiêm tốn đó, đáng lẽ đến lượt cô nói, thiếu gia tuấn tú lỗi lạc, hào hoa khiêm tốn, hiền hòa nhân ái, Chỉ Nhi muốn được theo hầu thiếu gia suốt đời chứ.

Tả Thiếu Dương kề sát môi vào vành tai Bạch Chỉ Hàn, nghiến răng nghiến lợi nói:

Bạch Chỉ Hàn cười khúc khích, Tả Thiếu Dương làm tai nàng ngứa ngáy, Tả Thiếu Dương cũng ngứa, nhưng mà ngứa trong lòng, quay người Bạch Chỉ Hàn lại, một tay vòng qua eo nàng, tay đưa vuốt nhẹ gò má đỏ hồng mịn màng như nhung.

Hai người cứ vậy nhìn nhau rất lâu, Tả Thiếu Dương dịu dàng gọi:

– Chỉ Nhi!

– Ừm…

Bạch Chỉ Hàn khẽ đáp một tiếng, giọng nhỏ như muỗi kê:
Âm thanh đó tức thì làm Tả Thiếu Dương tức thì ý loạn tình mê, định nói gì cũng quên mất, nhìn cánh môi đỏ mọng kiều diễm của nàng, từng chút từng chút một tiến tới, lúc sắp chạm vào cánh môi ngọc ngà của nàng thì bịch một cái, vai đột nhiên trĩu xuống, quay đầu nhìn thấy Bi Vàng đang ngoẹo đầu nhìn hai bọn họ với vẻ rất tò mò, cái đuôi dài lông lá, phất qua phất, lại, đôi mắt đảo tròn.

Bạch Chỉ Hàn cũng bừng tình, má nóng như lửa đốt, vùng thoát khỏi ma chưởng của Tả Thiếu Dương, ôm luôn Bi Vàng vào trong lòng, ngồi trong góc xe, nhìn y đầy cảnh giác.

Tả Thiếu Dương bực mình hết sức, dơ nắm đấm dọa Bi Vàng, lẩm bẩm “ Lần sau phải nhốt nó vào lồng trước.”

Chập tối xe đi tới một tiểu trấn nhỏ, kiếm cái khách điếm, Bạch Chỉ Hàn đi tới trước quầy, nhìn y với ánh mắt dịu dàng, khi Tả Thiếu Dương đang tưởng bở thì nghe nàng nói ngắn gọn với chủ khách điếm:

– Cho hai phòng!

Nha đầu đó cố tình, Tả Thiếu Dương oan vô kể, y cũng không dám ngủ chung giường với nàng, thừa biết mình không thể kiềm chế nổi, tới lúc đó có thể để lại tiếc nuối cả đời.

Cứ đi như thế, trên đường đi, từ sáng tới tối mưa hết rơi lại ngừng, mưa ngừng lại rơi, tình cảm hai người ngày một tiến tới, khi kể chuyện, lúc ngâm thơ, rất tiêu diêu tự tại, chỉ có điều Bạch Chỉ Hàn không cho y thêm một cơ hội nào để lợi dụng nữa.

Trưa ngày thứ năm thì bọn họ tới được phủ Long Châu.

Ở thập lý trường đình, chưởng quầy phân hiệu Hằng Xương dược hành cùng mấy hỏa kế đã bày tiệc chờ sẵn, trong đó có hỏa kế từng gặp Tả Thiếu Dương ở tổng hiệu, mang nước rửa tay, khăn mặt để họ rửa ráy, vô cùng chu đáo.

Chưởng quầy cũng họ Chúc, là cháu của Chúc Dược Quỹ, tuổi mới trên ba mươi, trông rất lão luyện, hết sức khách khí, nhiệt tình mời rượu Tả Thiếu Dương, xưng hô cũng rất thân thiết:

– Thiếu gia cứ yên tâm ở lại đây, cần sai vặt gì thì cứ gọi đám hỏa kế trong hiệu, nếu chuyện phiền phức hơn thì gọi tại hạ, Hằng Xương dược hành chúng ta cũng có chút mối quan hệ ở Long Châu này.

– Đa tạ Chúc chưởng quầy, vậy ta không khách khí.

Tả Thiếu Dương nâng chén rượu lên mời quanh một lượt:

– Có điều nói trước, ta chỉ uống một chén rượu này thôi, hôm nay còn phải vào thành khám bệnh.

– Y giả như phụ mẫu, thiếu gia cứ tùy tiện.

Chúc chưởng quầy đưa tay mời:

– Có điều nên ăn nhiều một chút, trên đường đi thiếu gia khổ cực rồi.

Thức ăn chuẩn bị cũng rất khéo, tinh xảo ngon lành, bọn họ làm nghề thuốc, ít nhiều hiểu dược thiện, không chuẩn bị thịt thà mỡ màng khó tiêu, mà là thứ nhẹ nhàng, giúp giải trừ mệt nhọc.

Ăn uống xong, Tả Thiếu Dương tiếp tục lên xe trâu, mới đầu y không ưa cái phương tiện giao thông chậm chạp này, hơn nữa rõ ràng xe ngựa oai hơn hẳn, xe trâu cảm giác quê mùa cục mịch, nói ngắn gọn là ngồi xe trâu trông ngu hết sức, mà nhà không có ngựa, Hằng Xương dược hành cũng chỉ có mấy con lừa thôi, đành phải đi xe trâu, nhưng dọc đường đi con trâu cần cù, hiền lành, xe đi êm như không, sinh hoạt ngủ nghỉ trên đó đều thoải mái, thế nên bất giác thích luôn.

Xe trâu chậm trạp đi trước, đám Chúc chưởng quầy và hỏa kế đi xe ngựa, lúc đi lúc dừng suốt.

Thành Long Châu tuy cũng là châu thành, nhưng nhỏ hơn Hợp Châu nhiều lắm, thành làm bằng đất, thấp lè tè, thành lâu đơn giản thưa thớt, ụ thành nhiều chỗ đã sập mà chẳng tu sửa, sông hộ thành chẳng có, cửa thành có vết nứt.

Long Châu nằm ở thung lũng lòng chảo, khí hậu tương đối ôn hòa, có đồng bằng khá rộng lớn, có rừng, có núi, có sông có suối, chẳng phải là vùng đất có ý nghĩa trọng yếu về mặt quân sự, chẳng phải nút giao thông kinh kinh tế, nói gọn lại là ngõ cụt, chỉ có thẳng đường vào, tiếp đó muốn đi đâu phải vượt qua muôn trùng núi non, bởi thế tuy không phát triển nhưng chẳng bị nhòm ngó nhiều.

Người đi ra đi vào hoặc đẩy xe, hoặc gánh gồng, đều thong thả vừa đi vừa nói cười cho thấy cuộc sống thoải mái ở đây, mấy tên binh sĩ thì chẳng kiểm tra người ra vào, binh khí vứt dưới đất, ngồi ghế nhìn hai còn chó ở gần cổng thành đít dính vào nhau, mấy đứa bé không hiểu chuyện hò nhau ném đất đá hoặc cố kéo tách chung ra, càng kéo càng không tách nổi, hai con chó kêu thảm không ngớt.

Bạch Chi Hàn liếc mắt một cái quay đầu đi, Tả Thiếu Dương ngồi thẳng trông đường hoàng, nhưng miệng cười hăng hắc không tốt lành gì, bị Bạch Chỉ Hàn lườm cháy mày.

Đường xá cũng nhỏ, trục được chính mà chỉ cần đối diện có cái xe ngựa khác đi ngược chiều thôi là phải cẩn thận tránh nhau, bởi vì các quán hàng rong lấn sang hai bên đường quá nhiều, cửa sổ sát đường chi chít những cành trúc nhô ra, treo đủ loại y phục hoặc là chăn đệm, người dân quần áo lam lũ.

Cửa hàng cửa hiệu san sát, có quán ăn vặt, có quán cơm, quầy hoa quả, những tiếng chào mời đủ giọng nam nữ, mấy tháng rồi mới được nghe những âm thanh rộn rã của cuộc sống thế này, Tả Thiếu Dương cảm thấy cảm thấy hết sức êm tai.

Ngay cả Bạch Chỉ Hàn từng sống ở kinh đồ phồn hoa, cũng vén rèm ngắm nhìn phố xá say sưa:

– Lúc đói kém bách tính bình thường nơi này còn hơn tài chủ ở Hợp Châu ta.

– Ừ, thật đúng với câu, trong tay có lương, trong lòng không loạn.