Chương 291: Kho báu trong hầm

Đại Đường Tiểu Lang Trung

Đăng vào: 2 năm trước

.

Liễu Thiện dẫn mọi người tới gian thiện phòng bên cạnh đại điện:
– Đây là nơi ở của lão nạp, kho lương tại đây.

Thiện phòng rất đơn sơ, gần cửa sổ là giường bằng ván gỗ, trải chăn đệm mỏng, tới cả nhồi cỏ bên trong không có, một lư hương mấy nén hương chưa cháy hết, Liễu Thiện chuyển bàn tròn giữa phòng, nâng ván gỗ lên, lộ ra lối vào căn hầm, có hàng rào sắt chắc chắn.

– Các vị yên tâm, cơ quan bên trong được lão nạp vô hiệu thội, tuyệt không có nguy hiểm …..
Liễu Thiện nói xong thắp đèn lồng đi trước:

Lối đi hơi dốc vừa đủ hai người đi sánh vai, khá ngắn, mọi người chẳng mấy chốc tới căn phòng chất từng bao lương thực chỉnh tề, có hai cái chum lớn, một đựng đầy gạo, một toàn là bột mì.

Tả Thiếu Dương ước tính diện tích căn hầm này phải rộng gấp đôi hầm nhà y, nói thế chỗ này có bốn năm trăm đấu lương, lại còn là gạo và bột mì trắng, hơn của nhà y nhiều.

Mọi người đều nhiệt huyết sôi trào, Bá Đào liếm mép:
– Con mẹ nó, nhiều lương thực thế này không lo chết đói nữa.

Thúy Nương vốc một nắm gạo, để hạt gạo trắng đều như hạt ngọc chảy qua kẽ tay:
– Vậy là có thể yên tâm ở lại đây rồi, đợi một năm nữa đánh trận xong xuối núi cũng được.

Liễu Thiện niệm Phật hiệu:
– Lương thực tuy nhiều, nhưng chúng ta phải tiết kiệm, còn nhiều người khác cần chú ý.

Mọi người đều nói phải, song nhìn vẻ mặt là hiểu lời này không thật lòng, Thúy Nương chợt í một tiếng:
– Đại sư, cái rương kia có cái gì?

Cái rương đó dấu dưới chum, bị bóng chum che đi nên ít ai để ý, Liễu Thiện xoay người chuẩn bị rời đi, ánh sáng di chuyển, Thúy Nương ở gần liền nhìn thấy ngay, chiếc rương làm bằng sắt, bốn góc thậm chí còn gia cố bằng miếng sắt dày hơn, khóa đồng càng nặng trịch.

– Đó là tiền lão nạp hóa duyên, chuẩn bị tu sửa chùa miếu.

Miêu Bội Lan lo lắng thay cho ông sư thật thà này:
– Đại sư, đạo tặc tới thì sao?

Liễu Thiện chỉ một cần gạt trên tường:
– Đây là chỗ mở cơ quan bên trong, kéo một cái là cửa sắt sập xuống, bên ngoài không cách nào mở được. Bên ngoài cũng có cơ quan tương tự, lão nạp xuống núi đóng lại, chẳng ai có thể ra vào.

Mọi người rời đường hầm, ít nói hơn hẳn, mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng. Liễu Thiện dẫn bọn họ tới hai gian phòng ngoài cùng, mở một gian, đây là căn phòng bình thường, đáp hàng ván gỗ ghép thành giường, bên trên xếp ít chăn đệm.

– Tiểu tự đơn giản, các vị thí chủ ở tạm, nam thí chủ bên trái, nữ thí chủ bên phải.

Thúy Nương chỉ căn phòng nhỏ:
– Phòng bên có một đôi nam nữ, là phu thê phải không?

– Đúng thế, khi các vị chưa tới, bọn họ ở chung một phòng, bây giờ phải tách ra thôi. Tiểu tự chỉ có vài gian, đại điện thờ phụng Bồ Tát, tiểu ốc bên cạnh là nơi lão nạp ở. Hai gian này là thiện phòng, một cái bếp, thực sự không có nhiều chỗ ở.

Thúy Nương liếc nhìn phòng đôi phu thê kia:
– Thôi, người ta là phu thê, không nên ép họ tách ra. Chúng ta tới đây tị nạn, e ở một thời gian dài, tiểu nữ ở đại điện vậy, không ảnh hưởng tới đại sư tu hành chứ?

– Không sao, ha ha, chỉ là đại điện có hơi trống, bốn phía lọt gió, không ấm áp.

– Dễ thôi, lấy ít giấy dán khe hở lại là được, tiểu nữ vốn là con nhà cùng khổ, chịu được, thời gian qua còn ngủ trên tuyết nữa là, bây giờ có căn phòng tá túc còn đỏi hỏi gì nữa? Hai vị đại tỷ thì sao?
Thúy Nương hỏi Mị Nhi và Miêu Bội Lan:

– Ta làm nha hoàn cho người ta, cũng chịu khổ quen rồi.
Mị Nhi nói không sao:

Miêu Bội Lan ngần ngừ:
– Muội ở đại điện cũng được, có điều ca của muội thương ở chân, cần chăm sóc.

Liễu Thiện chắp hai tay lại:
– Hai vị là huynh muội thì không cần kiêng kỵ nhiều, hai bên trái phải đại điện đều có rèm che, chăn đệm còn dư một ít, là của huynh đệ từng tu hành trong chùa. Đợi ăn tối xong, lão nạp sẽ mang tới.

Nhắc tới ăn tối, Mị Nhi thấy bụng cồn cáo, hỏi vội:
– Đại sư khi nào ăn cơm?

– Sắp rồi, lão nạp đi làm đây.

– Vậy ta giúp đại sư!

– Không cần, đa tạ nữ thí chủ, mọi người mệt rồi, nghỉ ngơi trước đã, bánh bao đã được làm sẵn, chỉ cần hấp lên là xong.
Liễu Thiện đi vào phòng:

Thanh niên lúc nãy bấy giờ đi ra, hỏi:
– Tả công tử, tiểu thư nhà tiểu nhân …

Tả Thiếu Dương suỵt khẽ một tiếng, nhớ ra rồi người này là nam đinh của Kiều gia, từng theo Kiều Xảo Nhi đi tế cháo:
– Ta bây giờ là Lý Tiểu Long, gọi ta là Lý huynh là được, huynh đệ là …

Thanh niên hiểu ý nói nhỏ:
– Tiểu nhân là Vượng Tài.

– Ra vậy, Xảo Nhi cô nương được ta xử lý vết thương rồi, nhưng bị sốt cao, ta lên núi hái thuốc. Còn ngươi sao lạc tới đây?

– Công tử … À Lý huynh cũng biết đó, nhà ta bị gian tặc đốt mất kho lương, tiểu thư chỉ cứu được một bao gạo, phải giải tán hết nô bộc trong nhà. Ta và Hà Tử từ nhỏ hầu hạ tiểu thư, không nỡ bỏ đi, song lương thực không đủ ăn, nên ta phải ra ngoài thành kiếm rau quả mang về, không ngờ bị lạc, đi loanh quanh còn bị phản quân truy đuổi, ngã bị thương, may gặp Liễu Thiện đại sư, nói trên núi có cái ăn, ta liền đi theo, định khỏe lại rồi xin đại sư cho ít lương thực đem về.

– Vậy mai chúng ta về cùng nhau.

Liễu Thiện ôm một đống chăn đệm đi tới:
– Lý công tử, chăn đệm của mọi người đây.

Tả Thiếu Dương và Miêu Bội Lan đi lên nhận lấy.

Vượng Tài về thiện phòng, Bá Đào và lão giả đang nói chuyện, gật đầu chào.

Bá Đào liếc nhìn hai bọn họ:
– Các ngươi là tổ tôn à?

Lão giả thấy hắn mặc quân trang, đeo đao, cười nịnh nọt:
– Không phải quân gia, hôm qua mới gặp nhau.

– Vậy hai vị làm gì?

Lão già thở dài:
– Lão hán vốn có mấy mẫu ruộng cằn, thuê vài điền hộ cầy cấy giúp, sống cũng dư dả, tiếc rằng phản quân ..
Nói tới đó, nhớ ra không biết vị quân gia này rốt cuộc là bên nào, vội sửa lời:
– Rất nhiều binh sĩ qua thôn, cướp bóc đốt phá, cả trạch viện lớn bị cháy sạch sành sanh, lương thực không còn, cả nhà chạy nạn, giữa đường thất lạc nhau, không rõ nhi tử nhi tức giờ sống chết thế nào, lão hán chạy lên Quỷ Cốc phong biết nơi này xung quanh không dám tới, đào rễ cây ăn rau dại qua ngày, may nhờ vị đại sư đây dẫn về, nếu không chẳng chết đói cũng chết lạnh.

Bá Đào quay sang Vượng Tài:
– Còn ngươi, làm gì?

– Bẩm quân gia, tiểu nhân làm nô bộc cho đại hộ, sau đó nhà bị cháy, lương thực hết, lão gia giải tán mọi người, tiểu nhân ra ngoài thành kiếm cái ăn, rồi đi lạc tới nơi này, hôm qua mới lên chùa, đại sư rất tốt, mỗi bữa cho ăn một cái bánh bao, một bát canh đậu hũ.

– Có đậu hũ thật à?

– Vâng, mùi vị không tệ.

Bá Đào nuốt nước bọt:
– Nhà bếp ở đâu, ta đi xem đã làm xong chưa, đói suốt một ngày rồi.

– Ngay ở phòng nhỏ kế bên.

Bá Đào xách đơn đao rời phòng, đi qua gian bên cạnh, chợt nghe có tiếng khóc thút thít, cảnh giác bước nhẹ tới, áp tai nghe, thấy giọng nam cảnh cáo:
– Lát nữa bánh bao đưa tới, ngươi còn dám ăn trước mặt đại sư, có tin lão tử bóp chết ngươi không?

– Tiện thiếp không dám.
Nữ tử khóc thút thít:
– Nhưng tiện thiếp đói lắm.

– Ngươi đói, ta không đói à, quên mất tam tòng tứ đức rồi sao, ta ăn no rồi ngươi mới được ăn, ngươi gầy như thế, mỗi ngày một cái là đủ. Cầm lộ cho người khác biết, rõ chưa …

– Nghe … Nghe rõ …

Bá Đào nổi giận hừ một tiếng, tính xông vào phòng, chẳng biết nghĩ gì dừng bước, cười gằn bỏ đi, tới nhà bếp đẩy cửa vào, không thấy Liễu Thiện đâu, lồng hấp trên bếp bốc hơi nghi ngút.

Mở nóc lồng hấp ra, mùi bột thơm điếc mũi, chỉ là còn chưa chín, bên cạnh có cái giỏ đựng bánh bao sống, Bá Đào quay đầu nhìn không thấy ai, lấy một cái bánh bao, cắn một miếng lớn, chưa chín, vừa nóng vừa dính răng, hắn vẫn ăn ngon lành, lấy một cái bánh bao sống cho vào lồng, sau đó ra ngoài đóng cửa lại.