Chương 25: Lệnh Hồ Xung dùng trí khích Điền Bá Quang

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Đăng vào: 2 năm trước

.

Nghi Lâm lại nói tiếp:

– Khi ấy Lệnh Hồ đại ca đáp: “Tối hôm qua ở trong sơn động tại hạ đã hết sức mà võ công không bằng người khi nào dám nói tới chuyện kiếm hạ lưu tình cho ai?”.

Ðiền Bá Quang cười khanh khách nói: “Lúc Lệnh Hồ huynh cùng vị tiểu ni cô đây ẩn nấp ở trong sơn động, tiểu ni cô sơ gây nên tiếng động bị Ðiền mỗ phát giác. Còn Lệnh Hồ huynh vẫn nín hơi ngừng thở. Ðiền mỗ chẳng khi nào ngờ tới còn có người khác ở bên. Ðiền mỗ giữ tiểu ni cô này đang định phá thanh quy giới luật của cô, giả tỷ Lệnh Hồ huynh chờ một tý nữa, rồi nhân khi Ðiền mỗ vô chẳng ngờ mà đâm một kiếm thì nhất định Ðiền mỗ phải uổng mạng. Lệnh Hồ huynh ơi! Lệnh Hồ huynh nào phải đứa nhỏ 11, 12 tuổi mà lại không biết lẽ đó? Ðiền mỗ biết Lệnh Hồ huynh đường đường là đấng trượng phu, không muốn dùng thủ đoạn ám toán. Vì thế mà Lệnh Hồ huynh chỉ phóng kiếm đâm lướt nhẹ trên bả vai Ðiền mổ .

Ðịnh Dật hỏi:

– Ðiền Bá Quang nói vậy thì Lệnh Hồ Xung bảo sao?

Nghi Lâm đáp:

– Lệnh Hồ đại ca nói: “Nếu tiểu đệ chờ thêm một lát nữa thì tiểu cô nương này há chẳng bị Ðiền huynh làm ô nhục ư? Tiểu đệ nói rõ cho Ðiền huynh biết: Dù tiểu đệ thấy mặt ni cô là tức mình rồi, nhưng dù sao phái Hằng Sơn cũng là một trong Ngũ Nhạc kiếm phái. Thế mà Ðiền huynh làm ô nhục thì không thể dung thứ được”. Ðiền Bá Quang cười hỏi: “Nói vậy thì nói, song nếu Lệnh Hồ huynh chỉ cần đâu sâu nhát kiếm đó thêm ba bốn tấc là một cánh tay của Ðiền mỗ sẽ thành tàn phế. Sao Lệnh Hồ huynh vừa đâm tới đã rút tay về ngay?”. Lệnh Hồ đại ca đáp: “Tiểu đệ là đệ tử phái Hoa Sơn, có lý đâu lại dùng thủ đoạn ám toán thương nhân? Ðiền huynh đã phóng đao đâm vào vai tiểu đệ thì tiểu đệ cũng đâm trả một kiếm vào vai. Thế là hòa rồi. Nhược bằng còn tỷ dấu nữa thì cũng tỷ đấu một cách đường đường chính chính, không ai chiếm phần tiện nghi của ai”. Ðiền Bá Quang cười khánh khách nói: “Hay lắm! Hay lắm! Lệnh Hồ huynh lại đây, tiểu đệ kết bạn với Lệnh Hồ huynh uống một chung đã lÂa

Nghi Lâm nói tới đây ngừng lại thì Ðịnh Dật thúc giục:

– Sao người không kể hết đi?

Nghi Lâm dạ một tiếng kể tiếp:

– Lệnh Hồ đại ca nói: “Võ công thì tiểu đệ không bằng Ðiền huynh, nhưng tửu lượng thì chắc Ðiền huynh kém rồi”. Ðiền Bá Quang hỏi: “Có thật tửu lượng tiểu đệ không bằng Lệnh Hồ huynh chăng? Cái đó chưa chắc. Bây giờ chúng ta lại đấu rượu. Mỗi người hãy uống mười bát lớn trước”. Lệnh Hồ đại ca chau mày nói: “Ðiền huynh! Tiểu đệ nghĩ rằng Ðiền huynh là một tay hảo hán không thèm chiếm phần tiện nghi hơn người thì tiểu đệ mới cùng Ðiền huynh đấu rượu, ngờ đâu tiểu đệ thất vọng”.

Nghi Lâm nói tới đây thở phào một cái, cô kể tiếp:

– Ðiền Bá Quang liắc mắt nhìn Lệnh Hồ đại ca hỏi: “Sao Lệnh Hồ huynh lại bảo Ðiền mỗ chiếm phần tiện nghi?”. Lệnh Hồ đại ca đáp: “Ðiền huynh đã biết tiểu đệ rất ngán bọn ni cô, thấy họ là trong người khó chịu, ăn uống cũng không thích nữa, thì còn đấu rượu với Ðiền huynh sao được?”. Ðiền Bá Quang lại cười nói: “Lệnh Hồ huynh! Ðiền mỗ biết Lệnh Hồ huynh tìm thiên phương bách kế để cứu vị tiểu ni cô này. Song Ðiền mỗ quý sắc đẹp như tính mạng. Ðiền mỗ đã thấy vị tiểu ni cô này xinh đẹp như thế thì dù Lệnh Hồ huynh có nói gì Ðiền mỗ cũng không buông tha đâu. Nếu Lệnh Hồ huynh muốn Ðiền mỗ buông tha y thì phải chịu một điều kiện”. Lệnh Hồ đại ca đáp: “Ðược rồi Ðiền huynh cứ nói đi. Dù trên có núi đao, dưới có vạc dầu, Lệnh Hồ Xung này cũng mạnh dạn mà nhận. Nếu chau mày không phải là hạng hảo hán .

Nghi Lâm cặp mắt mơ màng, mặt ửng hồng nàng kể tiếp:

– Ðiền Bá Quang cười ha hả rót đầy chén rượu vào hai bát nói: “Lệnh Hồ huynh uống bát rượu này đi rồi ta hãy nói chuyện”. Lệnh Hồ đại ca bưng bát rượu lên uống một hơi cạn sạch, rồi giơ bát lên nói: “Cạn hết rồi đây!”. Ðiền Bá Quang cũng uống chung rượu rồi nói: “Lệnh Hồ huynh! Tiểu đệ đã là bạn với Lệnh Hồ huynh thì nên theo lề luật giang hồ. Tức là không được trêu vợ bạn. Nếu Lệnh Hồ huynh không chịu lấy tiểu ni cô…”

Nghi Lâm nói tới đây hai má ửng hồng, cúi đầu xuống. Thanh âm cô mỗi lúc một nhỏ. Vẳ sau chỉ còn như tiắng muỗi kêu, người ngoài khó lòng nghe tiắng.

Ðịnh Dật vỗ tay xuống bàn hỏi:

– Ngươi nói nhăng gì lắm thế? Càng nói càng giống hạng hạ lưu. Rồi sau sao nữa?

Nghi Lâm khẽ đáp:

– Gã Ðiền Bá Quang miệng còn nói nhiều câu hồ đồ. Hắn cười hì hì nói tiắp: “Bậc đại trượng phu một lời đã nói bốn ngựa không theo. Ðại huynh ưng thuận lấy cô… lấy cô làm vợ, thì tiểu đệ lập tức buông tha và còn xin lỗi cô nữa. Ngoài điều kiện đó thì không còn cách nào khác”. Lệnh Hồ đại ca “hứ” một tiếng rồi đáp: “Ðại huynh muốn tiểu đệ xúi quẩy cả đời hay sao? Vụ này đừng nói tới nữa!”. Ðiền Bá Quang còn nói hồ đồ tỷ như: “đã để đầu tóc thì không phải ni cô”, và nhiều câu điên rồ đệ tử phải bịt tai không nghe nữa. Lệnh Hồ đại ca nói: “Im miệng đi! Ðiền huynh còn nói giỡn những câu chán tai nữa thì Lệnh Hồ Xung này phải chết ngay đương trường. Ðiền huynh mà không buông tha y thì chúng ta lại quyết một trận tử chiến”. Lệnh Hồ đại ca lại cười nói tiếp: “Ðứng dậy đánh nhau thì tiểu đệ không bằng Ðiền huynh nhưng ngồi đánh thì Ðiều huynh lại không phải là đối thủ của tiểu đệ”.

Mọi người lúc trước đã được nghe Nghi Lâm thuật chuyện Ðiền Bá Quang chỉ ngồi yên trên ghế đón tiếp 17, 18 chiêu thế công cực kỳ lợi hại của Ðịa Tuyệt đạo trưởng vậy hắn ngồi mà chiến đấu tài tình đến thế nào ai chẳng hiểu rõ? Thế mà bây giờ Lệnh Hồ Xung dám bảo y ngồi đánh nhau thì Ðiền Bá Quang phải thua chẳng qua là câu nói khích.

Hà Tam Thất gật đầu nói:

– Gặp phải tên ác đồ dâm tặc như vậy, trước hết trêu chọc cho hắn nổi nóng lên rồi hãy thừa cơ hạ thủ. Ðó cũng là một diệu kế.

Nghi Lâm lại nói:

– Nhưng Ðiền Bá Quang sau khi nghe Lệnh Hồ đại ca nói mấy câu đó hắn không nổi nóng, chỉ cười ha hả đáp: “Lệnh Hồ huynh! Ðiền Bá Quang này khâm phục Lệnh Hồ huynh ở chỗ Lệnh Hồ huynh là người có kiến thức, có đởm lược, có hào khí. Còn về võ công của Lệnh Hồ huynh thì tiểu đệ không coi vào đâu”. Lệnh Hồ đại ca nói: “Lệnh Hồ Xung này có khâm phục Ðiền huynh là ở chỗ đứng lên phóng khoái đao chứ không phải ở chỗ Ðiền huynh ngồi mà thi triển đao pháp đâu nhé!”.

Nghi Lâm nói đến đây ngừng lại, khiến mọi người nóng nghe toan thúc giục, thì cô lại kể tiếp:

– Ðiền Bá Quang cười lớn hơn nói: “Thế thì Lệnh Hồ huynh hãy còn có chỗ chưa rõ. Thuở nhỏ Ðiền mỗ phải ngồi mà luyện đao pháp, nên cách ngồi đánh nhau Ðiều mỗ coi như trò chơi. Vừa rồi Ðiền mỗ biết lão mũi trâu phái Thái Sơn kia là tay chiết chiêu rất lão luyện, nên không dám coi thường lão. Nhưng Ðiền mỗ ngồi sử đao đã quen rồi nên chẳng buồn đứng dậy nữa. Thế thì chuyện ngồi đánh Lệnh Hồ huynh bằng tiểu đệ thế nào được?”. Lệnh Hồ đại ca nói: “Ðiền huynh! Trái lại Ðiền huynh không biết rõ đó thôi. Ðiền huynh bất quá vì thuở nhỏ mắc bệnh ở chân nên phải ngồi luyện đao pháp hai năm. Về công phu khác tiểu đệ không bằng Ðiền huynh đã đành, nhưng ngồi mà sử kiếm thì Ðiền huynh không bằng đâu, vì ngày nào tiểu đệ cũng ngồi mà luyện kiếm”.

Nghi Lâm nói tới đây, mọi người đều hướng mục quang về phía Lao Ðức Nặc như để dò xem câu đó có thực không. Mỗi người đều tự hỏi:

– Trong võ công phái Hoa Sơn làm gì có môn ngồi mà luyện kiếm?

Lao Ðức Nặc lắc đầu cười nói:

– Ðại sư ca gạt hắn đấy. Tệ phái không có môn kiếm pháp đó.

Nghi Lâm nói:

– Ðiền Bá Quang lộ vẻ kinh dị hỏi: “Quả có chuyện đó không? Tiểu đệ không phải là hạng cô độc sao lại không biết? Bây giờ tiểu đệ muốn biết phép đánh kiếm ngồi… của phái Hoa Sơn ra sao?”. Lệnh Hồ đại ca đáp: “Kiếm pháp này không phải do ân sư truyền thụ cho tiểu đệ mà là chính tiểu đệ đã sáng chế ra nó”. Ðiền Bá Quang nghe nói biến sắc đáp: “Té ra là thế! Lệnh Hồ huynh là bậc đại tài! Khiắn cho tiểu đệ khâm phục vô cùng!”.

Mọi người đều biết Ðiền Bá Quang sở dĩ thay đổi sắc mặt là vì người trong võ lâm muốn sáng chế ra một đường quyền pháp hay kiếm pháp đâu phải chuyện dễ dàng. Nếu không phải là tay võ công cao cường lại tài trí hơn người thì khó mà dám đi vào đường khác để sáng chế những chiêu thức mới. Tỉ như Hoa Sơn là một phái lớn nổi tiếng đã mở phái mấy trăm năm, bao nhiêu chiêu thức võ công của phái này đã trải qua hàng vạn lần rèn luyện mà muốn biến đổi một chút cũng khó khăn vô cùng, chứ đừng nói đến chuyện sáng chế ra một kiếm pháp.

Lao Ðức Nặc cũng bụng bảo dạ:

– Té ra đại sư ca đã ngấm ngầm sáng lập ra một thứ kiếm pháp. Thế mà sao y không nói với sư phụ? Chẳng lẽ y muốn tự mình dựng ra một môn hộ riêng biệt? Phải rồi! Chắc y bị sư phụ trách phạt đánh đòn nhiều lần rồi phân tâm, có muốn thoát ly phái Hoa Sơn để khỏi chịu nhiều điều khuất phục .

Bỗng Nghi Lâm thở dài nói:

– Lúc ấy Lệnh Hồ đại ca cười hì hì đáp: “Kiếm pháp này khó ngửi lắm. Có chi là đáng bội phục?”. Ðiền Bá Quang kinh dị hỏi: “Tại sao lại khó ngửi?”. Ðệ tử rất lấy làm kỳ vì kiếm pháp chỉ có cao minh hay không chứ làm gì có khí vị mà khó ngửi. Bỗng nghe Lệnh Hồ đại ca nói tiếp: “Chẳng dấu gì Ðiền huynh, mỗi buổi sáng tiểu đệ đi tiêu, ngồi trong nhà xí thấy ruồi nhặng bay qua bay lại rất khó chịu. Thế rồi tiểu đệ cầm kiếm lên đâm ruồi nhặng. Ban đầu không đâm trúng. Lâu dần chiêu thức sinh ra tuyệt xảo. Mỗi lần phóng kiếm đều đâm trúng ruồi nhặng. Công việc này lâu ngày đi đến chỗ tâm thần lĩnh hội. Rồi từ chỗ dùng kiếm đâm nhặng đi tới chỗ sáng chế ra một thứ kiếm pháp. Kiếm pháp này thi triển lúc ngồi đi tiêu. Như vậy khí vị há chẳng khó ngửi ư?”. Y nói tới đây đệ tử không nhịn được phải phì cười vì Lệnh Hồ đại ca thật là tay hoạt kê đại tài. Nhưng Ðiền Bá Quang nghe xong tái mặt hỏi: “Lệnh Hồ huynh! Tiểu đệ coi Lệnh Hồ huynh là bạn mà Lệnh Hồ huynh nói thế là khinh khi tiểu đệ như ruồi nhặng phải không? Vậy xin lĩnh giáo mấy chiêu”.

Mọi người nghe đắn đây đều ngấm ngầm gật đầu.

Ta nên biết rằng những tay cao thủ tỷ võ quyắt thắng chỉ sơ hở một chút là xảy ra tai hại rất nhiều. Lòng dạ nóng nảy thụ động một chút là bị thua mấy thành. Lệnh Hồ Xung nói vậy tất nhiên là để chọc giận đối phương.

Ðiền Bá Quang nghe gã nói thế mà nổi giận tức là trúng kế một phần.

Ðịnh Dật hỏi:

– Rồi sau sao nữa?

Nghi Lâm đáp:

– Lệnh Hồ đại ca cười khà khà nói: “Khi tại hạ luyện đường kiếm pháp này, tưởng chỉ là một trò chơi, tuyệt không tính gì đến chuyện quyết thắng trong cuộc tranh đấu. Xin Ðiền huynh đừng hiểu lầm, dù tiểu đệ lớn mật đến đâu cũng chẳng khi nào dám coi Ðiền huynh như ruồi nhặng trong cầu tiêu”.

Ðệ tử nghe Lệnh Hồ đại ca nói vậy không nhịn được phải bật cười. Ðiền Bá Quang lại càng tức giận rút đơn đao ra để xuống bàn nói: “Ðược rồi! Trước mắt mọi người đây, chúng ta thử tỷ đấu một keo”.

Ðệ tử thấy cặp mắt hắn chiếu ra những tia sáng hung dữ thì trong lòng hồi hộp vô cùng. Hiển nhiên Ðiền Bá Quang đã nổi sát khí, muốn ra tay giết Lệnh Hồ đại ca ngay tức khắc.

Bỗng nghe Lệnh Hồ đại ca lên tiếng: “Ngồi mà sử đao kiếm Ðiền huynh nhất định chưa có công phu cao thâm bằng tiểu đệ. Lệnh Hồ Xung này bữa nay mới kết bạn với Ðiền huynh, sao lại gây tổn thương hòa khí giữa đôi ta được?”

Ðịnh Dật ngắt lời:

– Lệnh Hồ Xung nói vậy thì Ðiền Bá Quang bảo sao?

Nghi Lâm đáp:

– Ðiẳn Bá Quang chưa kịp nói gì Lệnh Hồ Xung đại ca lại nói tiếp: “Hơn nữa Lệnh Hồ Xung này đường đường là một bậc đại trượng phu, khi nào chịu dùng chỗ sở trường của mình để chiếm phần tiện nghi hơn bạn?”. Ðiền Bá Quang nói: “Ðây là Ðiền mỗ cam nguyện như vậy, không thể bảo Lệnh Hồ huynh chiếm phần tiện nghi của Ðiền mỗ được”.

Lệnh Hồ đại ca nói: “Ðiền huynh nói vậy thì nhất định đòi tỷ thí hay sao?”. Ðiền Bá Quang đáp ngay: “Nhất định tỷ thí”. Lệnh Hồ đại ca hỏi lại: “Ðiền huynh nhất định ngồi để tỷ thí ư?”. Ðiền Bá Quang đáp: “Phải rồi! Nhất định ngồi để tỷ thí”. Lệnh Hồ đại ca nói: “Ðã thế chúng ta phải đính ước nói với nhau một điều là trước khi quyắt định thắng bại, ai đứng lên trước người ấy phải chịu thua”. Lệnh Hồ Xung lại hỏi: “Thua thì làm sao?”. Ðiền Bá Quang hỏi lại: “Lệnh Hồ huynh tính thế nào?”. Lệnh Hồ đại ca đáp: “Ðạ tiểu đệ nghĩ xem đã… Ðược rồi! Một là người thua từ nay có gặp vị tiểu ni cô đây thì không được tỏ thái độ vô lễ bất luận bằng lời nói hay bằng hành động và phải khom lưng thi lễ chào “Tiểu sư phụ. Ðệ tử là Ðiền Bá Quang xin bái kiến sư phụ”.

Ðiền Bá Quang hừ một tiếng rồi hỏi: “Sao Lệnh Hồ huynh biết chắc Ðiền mỗ phải thua? Trường hợp Lệnh Hồ huynh bị thua thì sao?”. Lệnh Hồ Xung đáp: “Tiểu đệ cũng vậy. Ai thua phải thay đổi sư môn, quy đầu làm môn hạ phái Hằng Sơn, tức là đồ tôn của lão sư thái và là đồ đệ của tiểu ni cô này”.

Nghi Lâm ngừng lại một chút rồi hỏi:

– Sư phụ! Sư phụ thử nghĩ coi Lệnh Hồ đại ca nói vậy có buồn cười không? Ðệ tử thu họ làm đồ đệ thế nào được?

Cô nói tới đây, trên môi thoáng qua một nụ cười. Nguyên cô vẫn đầy vẻ âu sầu, bây giờ cô tủm tỉm cười càng tăng thêm vẻ đẹp.

Ðịnh Dật đáp:

– Bọn hán tử trên giang hồ, câu gì mà họ chẳng dám nói? Sao ngươi lại tưởng là thật? Ðây cũng là Lệnh Hồ Xung muốn chọc giận Ðiền Bá Quang.

Mụ nói tới đây ngẩng đầu lên, lim dim cặp mắt tự hỏi:

– Gã Lệnh Hồ Xung dùng kế gì mà thắng được Ðiền Bá Quang? Nếu gã tỷ võ thua thì nuốt lời thế nào cho trôi được? Mụ nghĩ tới đây tự biắt trí lực mình so với hạng vô lại lưu manh kia hãy còn kém xa nên chẳng buồn nghĩ nữa cho điên đầu. Mụ hỏi:

– Ðiền Bá Quang trả lời thế nào?

Nghi Lâm đáp:

– Ðiền Bá Quang thấy Lệnh Hồ đại ca nói ra vẻ ăn chắc không sợ hãi gì, thì hắn lộ vẻ ngần ngừ. Ðệ tử nhận thấy hắn ra chiều nao núng, dường như hắn tự nhủ: “Hay là Lệnh Hồ Xung ngồi sử kiếm quả nhiên có chỗ sở trường hơn người?”. Lệnh Hồ đại ca lại nói khích: “Nếu Ðiền huynh quyết quy đầu vào làm môn hạ phái Hằng Sơn thì chúng ta tỷ đấu làm chi nữa?”. Ðiền Bá Quang tức giận nói: “Lệnh Hồ huynh đừng nói nhăng! Ðược rồi chúng ta cứ như thế! Kẻ nào thua là phải bái tiểu ni cô đây làm sư phụ .

Ðệ tử nói: “Tiểu ni không thể thu nạp các vị làm đồ đệ được, vì công phu kém cỏi không xứng đáng. Hơn nữa sư phụ tiểu ni không chấp thuận… Ðồ đệ phái Hằng Sơn chỉ toàn là ni cô… khi nào lại…”.

Lệnh Hồ đại ca xua tay ngắt lời: “Ta cùng Ðiền huynh đã thương lượng và quyết định rồi, sư muội không thu, chứ tác thủ thế nào được? Y quay lại nhìn Ðiền Bá Quang nói: “Ðiều thứ hai là người thua phải vung đao lên chặt một cái cho thành thái giám”.

Sư phụ! Không hiểu y nói vung đao một cái để làm thái giám là nghĩa gì?