Chương 96 - BA MÓN LỄ VẬT

Thần Điêu Hiệp Lữ

Đăng vào: 2 năm trước

.

Hà Sư Ngã cất tiếng nói to:

– Lời nói của Lương trưởng lão rất chí lý. Tiểu nhân sẽ lãnh giáo Gia Luật đại gia, sau sẽ tìm gậy đả cẩu, giết Toa đô hoàng tử không muộn.

Lời nói này có hàm ý như là Hà Sư Ngã đã cầm chắc thắng đến chín phần mười.

Gia Luật Tề tuy rất cẩn trọng, nhưng nghe lời nói của Hà Sư Ngã cũng phải nổi giận, nói:

– Tiểu từ trí thiển tài sơ, đã có ý chẳng giám ngồi giữa ngôi bang chủ. Hà huynh muốn chỉ giáo tiểu đệ xin ứng hầu.

Hà sư ngã cười to và nói:

– Tốt lẵm! Tốt lắm!

Liền quăng cây gậy thiết xuống sàn đấu, hô to một tiếng, đưa ra song chưởng bủa ào vào Gia Luật Tề. Chưởng lực của Hà Sư Ngã tuy không có vẻ hùng hậu, nhưng nó tỏa ra rất rộng, chiếm một vùng đất rộng trên một trượng chu vi.

Lương trưởng lão chưa kịp lùi ra, đã bị chưởng lực của gã quét nhằm mình toàn thân nghe rát buốt.

Gia Luật Tề chằng dám chậm trễ, tay tả vươn ra, sử dụng chiêu số Thâm tàng nhược hư lấy trong Thấp Lộ Không Minh chưởng để chống trả.

Hai bên chiêu số qua lại rất nhanh, và quây quần trên đài. Trong thời gian khá lâu đến giờ Tuất, trăng lặn sao thưa, nền trời đên như mực, xung quanh đài được đốt lên trên mươi ngọn đuốc sáng rực.

Hai người giao đấu với nhau, dưới đài quần hùng đều xem rất ngọan mục. Hoàng Dung xem qua trên mười chiêu thế, thấy Gia Luật Tề sút kém rõ rệt, và không nhận ra võ công của Hà Sư Ngã xuất sứ tại đâu, chỉ biết võ công của gã rất thâm hậu, phải khổ luyện ít lắm là bốn mưới năm dài, nên bà suy nghĩ:

-Trong khoảng mười năm gần đây, ta không gặp được tên này trong Khất bang đệ tử. Nhưng ta có nghe nhiều người truyền tụng võ công của gã cao diệu, và nay được nhìn tận mắt thân pháp của gã, thì ra gã này không phải mới biết võ nghệ trong hai mươi năm mà gã đã có trên ba mười năm thâm hậu? Thế mà gã ở trong hàng Khất cái đệ tử vẫn khiêm cung không để lộ ra. Không rõ do đâu hôm nay gã ra mặt?

Hai người giao đấu với nhau trên năm mươi chiêu số, Gia Luật Tề dần dần sợ hãi, dù cho chàng biến hóa cách nào, đối phương cũng biết hóa giải. Thực là thuở bình sinh đến giờ chàng chưa gặp kẻ nào lợi hại như thế.

Nhưng, đối phương lại không thừa thế hạ thủ ngay, dường như gã giữ gìn chân lực, đơi Gia Luật Tề kiệt sức đầu hàng vậy.

Trong một ngày mà Gia Luật Tề phải giao đấu không biết bao nhiêu người rồi, nhưng trừ Lâm Thiên Hòa ra, còn những đối thủ khác đều tầm thường cả, do đó không làm cho chàng hoa sút chân lực. Mắt chàng thấy Hà Sư Ngã như đi như lại, thân pháp lờ mờ bất định.

Lúc này đôi tay Gia Luật Tề chuyển hướng và đổi ra hai chưởng khác để tấn công, tay chàng sử dụng hai thế võ khác nhau, thật là môn võ ít ai học nổi.

Gia Luật Tề đã lãnh hội được tám phần mười miếng võ này, bây giờ mới đưa ra sử dụng, mắt thấy bao nhiêu ngọn lửa đều day ngọn trở ra ngoài đài cháy lập lòe, hai người chẳng ai kém ai. Chưởng phong vung ra ào ạt, cho nên mõi cây đuốc đều bị hơi gió đánh tạt ra ngoài, chỉ còn sáng có phân nửa.

Hoàng Dung quay sang hỏi Quách Tỉnh rằng:

– Tỉnh ca ca! Ông biết Hà Sư Ngã học theo môn phái nào không?

Quách Tỉnh nói:

– Ta cũng không rõ? Gã chưa chịu xuất chiêu ra chiêu thế của bổn môn, chỉ đợi lức gã kiệt lực, thì mới hiểu được. Nhưng đã qua tám mươi chiêu thế, Tề nhi vẫn chưa thắng nổi một đòn nào, thì làm sao gã để lộ chân tướng được.

Bây giờ, hai người càng đấu càng quyết liệt. Trong phút chốc, đã giao với nhau bốn năm chiêu võ. Gia Luật Tề đã đem toàn lực để hỗn đấu.

Quách Tỉnh và Hoàng Dung để ý xem Hà Sư Ngã sẽ đối phó bằng cách nào, để biết rõ môn phái, nhưng Hà Sư Ngã thoạt tiến thọat lùi mà không đổi chiêu số.

Gia Luật Tề thấy vậy càng tăng chưởng lực và đánh loạn và Hà Sư Ngã.

La ïthay, Hà Sư Ngã vẫn giữ nguyên thế cũ, chỉ đưa tay áo phất ra một luồng dịch phong, cản lại các chiều của Gia Luật Tề mà thôi.

Bên đài có mươi ngọn đuốc cách xa mười trượng, bị luồng dịch phong của Hà Sư Ngã dập tắt.

Trước mặt quần hùng một màu đen kịt. Chỉ nghe tiếng nhảy thình thịch của Gia Luật Tề và Hà Sư Ngã.

Bống nghe một trong hai người kêu a một tiếng thật lớn, và Gia Luật Tề rơi bắn xuống đài. Trên đài, Hà Sư Ngã cất tiếng cười vang dội.

Mọi người cả kinh không dám thốt tiếng nào cả. Trong cái im lặng của mọi người chỉ nghe tiếng cười đắc ý của Hà Sư Ngã mà thôi.

Lương trưởng lão gọi to:

– Đốt đuốc nhanh lên

Tức thì hơn mười người đệ tử Khất Cái Bang chực sẵn và châm lửa. Khi có ánh sáng rực mọi người nhìn thấy trên gò má trái của Gia Luật Tề máu đổ ràn rụa, bi cái cần sắt uống rượu đánh trọng thương.

Hà Sư Ngã thâu tay lại cười lanh lảnh nói:

– áo giáp sắt cứng! Nhờ áo giáp cứng!

Và đôi tay của Hà Sư Ngã cũng rớm máu đỏ ối.

Quách Tỉnh và Hoàng Dung đưa mắt nhìn nhau, biết rõ Quách Phù vì yêu chồng nên mới nhường áo giáp trúc, bởi thế chưởng phong của Hà Sư Ngã không chạm vào người chàng được.

Nhưng tại sao mặt của Gia Luật Tề bị thương, và tại sao lại rơi xuống đài? Màn đêm bao trùm không ai thấy rõ được. Mặc dù chưởng lực của Gia Luật Tề công phu và ảo diệu vô cung, song chàng đã dùng theo Xích Thủ Không chưởng. Nguyên chàng sợ kẻ địch có binh khí trong tay cho nên mới biến chiêu Đại Cầm Chưởng Thủ ý muốn đoạt cả binh khí của đối phương. Đây là theo tác phong của anh hùng mã thượng.

Chàng lại đưa ra một chiêu Xảo Thủ Bát Đả, chân tả quét mạnh vào tay cầm binh khí của địch, còn tay hữu đưa ra một chưởng phong đánh tạt quan mặt địch nhân.

Bây giờ, đuốc hoa tắt hết, màn đêm bao phủ, Hà Sư Ngã mới thối lui bước, đưa binh khí ra đỡ. Gia Luật Tề bị một đòn đau trên mặt đau buốt, lại thêm một chưởng đánh trúng vào bụng, làm cháng loạng choạng và gã rơi xuống đài.

Chàng không ngờ món binh khí này rất quái dị. Nó chia ra hai phần, phân nửa bị chàng đoạt mất, phân nửa vẫn còn trên tay đối phương, nên đối phương dùng phân nửa này để đánh vào mặt chàng.

Gã không muốn hạ độc nên chàng chỉ bị thương xoàng thôi, không đến nỗi dập xương mặt. Nếu Hà Sư Ngã quyết tình hại mạng thì chỉ một chưởng phong của gã đánh vào mặt đối phương cũng đủ chết rồi. Mặc dù Gia Luật Tề được phu nhân khoác áo trúc giáp, nhưng cũng làm sao chống lại được làn chưởng phong của Hà Sư Ngã được.

Quách Phù thấy chồng mình bị rơi xuống đài lập tức chạy đến lòng đầy uất hận.

Lương trưởng lão biết Hà Sư Ngã đã dùng ngụy kế, và chưởng phong của gã cũng lợi hại không kém. Tuy nhiên hai đối thủ kẻ rách mặt người trầy tay, cả hai đều đổ máu thì không ai trách ai cả, vì hai cọp giao tranhÕ như thế là thường.

Vả lại, cả hai đều bị thương nhẹ, và Gia Luật Tề bị rơi xuống đài lẽ tự nhiên là kém hơn Hà Sư Ngã rồi.

Quách Phù lại không phục nên nói to:

– Người ta dùng gian kế. Tề ca ca hãy thượng đài để phân thắng bại.

Gia Luật Tề lắc đầu nói:

– Không phải vậy đâu. Hà huỳnh đã lấy có lí trí mà thắng và gã đã thắng ta thực. Vả lại, Hoàng Kim Can các loại võ công ta đâu có thuần thục hết.

Bây giờ chính Quách Tỉnh và Hoàng Dung nhìn không ra bản môn chiêu số của Hà Sư Ngã chẳng biết gã đã dùng chưởng pháp gì đánh bại Gia Luật Tề.

Hoàng Dung hướng về Gia Luật Tề đưa tay vẫy gọi, và bảo đem cho bà xem món binh khí đã đoạt được.

Binh khí này, dài chứng năm tấc; bao bọc xung quanh bằng thiếc mỏng, Hoàng Dung nhủ thầm: Giới võ lâm chẳng hề thấy ai dùng món khí giới nàyÕ.

Hà Sư Ngã mặt mày còn vàng óng, đứng trên đài hiên ngang cất tiếng nói to:

– Tại hạ tuy thắng được Gia Luật Tề đại gia, nhưng chẳng giám giữ chức vị tân bang chủ, đợi khi nào tìm được đả cẩu bổngÕ và giết chết Toa Đô mới dám bàn với quí vị để định đoạt.

Mọi người cho lời nói ấy rất công binh. Tuy thấy gã đã dùng gian kế để thủ thắng, nhưng võ công của gã cũng cao cường hết sức. Sau khi nghe Hà Sư Ngã thốt như vậy, trong bang Khất Cái có nhiều kẻ hoan nghênh nhiệt liệt.

Hà Sư Ngã đứng giữa đài, vòng tay trước mặt quần hùng và Khất bang hành lễ, đoạn nói:

– Giờ đây, có vị anh hùng nào muốn lên chỉ giáo, xin tự tiện lên đài?

Gã vừa cất tiếng, bỗng nghe Bạch Ngọc Sơn Quân Sử Bá Uy kêu Ûa một tiếng, tức thì bốn bề mãnh hổ, hùng sư đều đứng dậy đồng kêu lên một lượt vang dội cả hội trường.

Một con sư tử rống hay một con cọp gồm, cũng đủ sợ rồi, huống hồ năm trăm mãnh thú kêu lên một lượt.

Thanh âm này như núi lở đá tan, khiến chung quanh hội trường, cát bụi bay mù mịt. Những ly rượu trước bàn tiệc đua nhau rơi ngã vì bị buông thanh âm động vào.

Trong khi quần thú gầm rống dữ dội, Tây Sơn Nhất Khất quỷ và Sử thị huynh đệ rút binh khí chạy đến bên đài, chiếm hết các nẻo và giơ cao mấy ngọn đuốc lên cất tiếng nói to:

– Thần Điêu Đại Hiệp đến hiến món lễ vật thứ ba, chúc Quách Tường cô nương sống lâu và hạnh phúc.

Lại thấy tám người, không rõ từ đầu tới, tiến về phía hội trường. Mỗi người đều tỏ ra những tay khinh công vào bực thượng thừa.

Bốn người đi giữa vác trên vai một cái bao quá to, có lẽ trong đó chứa lễ vật.

Tám người đến trước Quách Tường thi lễ và xưng danh làm cho quần hùng xám mặt. Những cặp mắt dồn vào tám người ấy.

Trong tám người có một lão hòa thượng, tức là Cảo Sơn Thiết Lâm tự Đạt Ma Thiền viện trưởng Vô Sắc Thiền Sư. Kế là Triệu lão chưởng, với Thanh Linh Tử, những người này đều đứng dậy vòng tay đáp lễ, cười như hoa nở và nói:

– Thực phiền cho quí vị quá sức. Vậy món lễ thứ ba là gì đó?

Những chiếc bao cực to nằm trên vai bốn người coi rất nhẹ nhàng. Khi họ để xuống đất chưa tháo mở ra, vật trong bao động đậy, và kêu rột rẹt vài tiếng. Cái bao to lớn bị rách làm bốn mảnh. Trong bao nhảy ra một người đầu trọc như nhà sư. Gã này gật đầu xuống đất và nhảy ra ngoài, thân thể mười phần tráng kiện, mặt mày của gã đầy nét giận dữ. Gã cất tiếng la lên

– Cơ ly cô cô

Không một người nào hiểu gã này nói gì. Duy có Quách Tỉnh và Hoàng Dung biết rõ gã này là đại đệ tử của Kim Luân Pháp Vương tên Đạt Nhĩ Ma. Nhưng không rõ vì đâu mà gã bị Vô Sắc thiền sư và Triệu lão Trưởng sư bắt giữ.

Quách Tường lại nghĩ món lễ vật thứ ba này phải là món lễ rất ngoạn mục, nào ngờ lại thấy một gã đầu đà thô lỗ, hình vóc rất xấu xí, Quách Tường thất vọng nói:

– Đại ca ca tặng hòa thượng cho tôi làm gì? Tôi không mang ơn tí nào cả. Tôi chỉ muốn ca ca có mặt đây thôi.

Trong số tám người mang lễ vật đến, chỉ có Thanh Linh Tử là đã ở rất lâu tại xứ Tây Tạng, cho nên biết nói tiếng này.

Thanh Linh Tử liền đến bên tai Đạt Nhĩ Ma nói mấy câu:

– Cô lô cô la

Đạt Nhĩ Ma biến sắc, rống lên một tiếng thật to, đôi mắt nhìn sững lên đài hướng vào Hà Sư Ngã.

Thanh Linh Tử liền cất tiếng nói to đùng vài câu ngạn ngữ, và đưa cho Đạt Nhĩ Ma một cây gậy Hoang Kim.

Nguyên Đạt Nhĩ Ma giao đấu với bọn người này đã dùng gậy Hoàng Kim, nhưng rủi thất cơ bị bắt và khí giới lại về tay kẻ địch.

Đạt Nhĩ Ma gật đầu tỏ ra hiểu biết rồi phi nhanh lên đài. Thanh Linh Tử nhìn Quách Tường nói:

– Quách cô nương! Hòa thượng Tây Tạng sẽ làm trò ảo thuật cho cô nương xem.

Quách Tường reo mừng vỗ tay:

– Thế à? Tôi lấy làm lạ không hiểu tại sao ca lại phí sức bắt một g hòa thượng đến làm trò như vậy?

Bấy giờ ở trên đài, Đạt Nhĩ Ma hướng vào Hà Sư Ngã nói lớn:

– Cô Ly co âlô

Mặt Hà Sư Ngã nổi giận hét to:

– Ngốc hòa thượng, ngươi nói cái gì? Ta chẳng hiểu một tiếng nào cả.

Đạt Nhĩ Ma giơ cao cây hoàng kim can, và bước mạnh đến trước một bước, hô to một tiếng rồi giáng cây gậy xuống đấu Hà Sư Ngã.

Hà Sư Ngã thối lui mấy bước. Đạt Nhĩ Ma múa nhanh cây can hoàng kim cố bức đối phương.

Hà Sư Ngã hai bàn tay bị thương, nên không đưa chưởng phong ra chống chế được, chỉ còn nước rút lui và né tránh mãi.

Đại bang Khất Cái thấy g đầu đà Tây Tạng rất hung hăng, uy hiếp tân bang chủ của họ, khiến họ tức giận vô cùng, cất tiếng hét vang trời.

Lương trưởng lão lớn tiếng nói:

– Đại hòa thượng không nên thô lỗ như thế, vị này là Tân bang chủ của Khất Cái bang.

Đạt Nhĩ Ma có hiểu gì đâu, đưa ra cây cản huỳnh kim múa như vũ lộng, tiếng kêu vu vu càng lúc càng lớn, như một luồng bão táp sắp đến.

Có sáu, bảy đệ tử của Khất Cái Bang không chịu nổi, uất hận nhẩy đến bên đài để cứu việc Hà Sư Ngã. Nhưng một việc hết sức bất ngờ là Thanh Linh Tử và bẩy người tiền bối, năm anh em họ Sứ, và mười quỷ Tây Sơ n, tất cả là hai mươi ba người chia nhau vây xung quanh đài, cản không cho một ai lên.

Tuy bang chúng Khất Cái rất đông, nhưng chẳng ai lên được. Loạn rồi ư! Thanh Linh Tử lại tung mình lên đài, để nhặt cây gậy của Hà Sư Ngã đã rơi trên đài. Hà Sư Ngã mặt mày xám ngắt muốn rượt theo Thanh Linh Tử để cướp cây gậy, nhưng bị Đạt Nhĩ Ma bức bách dữ dội, và nhảy đến cản đầu gã.

Quách Tỉnh và Hoàng Dung không rõ sự lý ra sao, tưởng Dương- Qua kéo nguời đến đây để gây náo loạn. Nhưng tại sao gã lại tặng cho Quách Tường hai món lễ đều là “đại lợi” cho thành Tương Dương? Còn món lễ thứ ba sao lại trở thành chuyện gây rối?

Tuy nhiên 2 ông bà vẫn ngồi yên như tượng để quan sát mọi việc xảy ra. Gia Luật Tề tuy bị Hà Sư Ngã đánh rớt đài, nhưng chàng vẫn giữ đúng theo đệ tử Cái Bang, và chàng đã lập chí từ lâu muốn nối nghiệp nhạc mẫu, nên coi công việc của Cái Bang rất trọng, dù sinh tử cũng không nề hà.

Chàng thấy Hà Sư Ngã bị Đạt Nhĩ Ma bức bách đến nỗi phải đảo loạn cả chân tay, liền cất tiếng gọi to:

– Hà huynh đừng hốt hỏang, có đệ đến tiếp sức.

Chàng liền tung thân đến bên đài. Lại nghe có tiếng quát to từ trên góc đài vọng xuống:

– Không ai được lên đài cả.

Tiếp đó có bóng người đứng ngang cản lối không cho Gia Luật Tề lên. Gia Luật Tề giận vươn tay ra, chộp nhanh vào vai người lạ, thế võ này nguy hiểm dị thường, chiêu số này mười phần tin diệu dù cho người này có nội công giỏi, cũng không chịu nổi.

Nhưng Gia Luật Tề bỗng kinh hãi vì nhận ra người này là một trong năm anh em họ Sử, tên là Sử Thúc Cương.

Gia Luật Tề chiêu số biến liền liền, song chung quy cũng không chạm đuợc vào người Sử Thúc Cương một mảy may nào, nên lòng cả sợ và nhủ thầm:

– Chết rồi! Gã này chỉ là thủ hạ của Thần Điêu Đại hiệp mà võ nghệ dường này. Thần Điêu Đại hiệp là ai mà hô một hiệu lịnh, có rất đông võ lâm tiền bối đến ám trợ kìa? Ta không hiểu gã này là một kỳ nhân quái khách dạng nào?

Thanh Linh Tử giơ cao cây gậy sắt, cất giọng nói to:

– Mời quý vị anh hùng và Khất Cái bang đệ tử xem thử vật này là chi.

Ông vừa dứt lời, đưa tay ra vuốt mạnh cây gậy sắt phát ra tiếng lách cách, và cây gậy nát vỡ tung tóe.

Xem kỹ, đó chỉ là vỏ gậy, còn cốt gậy ở trong là một đoạn trúc dài màu xanh biếc óng ánh.

Thanh Linh Tử giơ lên cao, tất cả Khất Cái bang nhìn và kêu lên:

– Đả Cẩu bổng của Bang chủ. Đả cẩu bổng đã giấu trong thiết trượng, tại sao lại lọt vào tay Hà Sư Ngã? Tại sao gã lại cất giấu mà không nói ra?

Mọi người chờ Thanh Linh Tử giải thích các điều nghi ngờ, mà Thanh Linh Tử lại im lặng không nói, chỉ bước xuống đài, đem cây gậy trúc đến giao tận tay Quách Tường.

Quách Tường thấy vật nhớ người, tưởng đến lời nói, tiếng cười của Lỗ Hữu Cước, trong lòng xúc động bồi hòi, nàng liền đứng dậy nâng cao cây gậy trúc đến giao tận tay mẫu thân.

Bấy giờ Đạt Nhĩ Ma càng múa cây hoàng kim can, đuổi đánh Hà Sư Ngã rất kịch liệt, nhưng Hà Sư Ngã cũng là kẻ tài ba lỗi lạc, xuyên bên tảng bên hữu, lùi qua Đông chạy qua Tây.

Sự nguy hiểm sắp kề, Khất Cái bang đệ tử đã mất hẳn lòng tin vào Hà Sư Ngã, nhứng khi trông thấy tường tận cây Đa ûcẩu bổng mà Thanh Linh Tử đưa ra thì chúng nhân đã hiểu Thanh Linh Tử mang Đạt Nhĩ Ma đến giao chiến với Hà Sư Ngã là hảo ý. Vấn đề này còn nhiều uẩn khúc bí ấn, cho nên mọi người không ai muốn lên đài tiếp cứu cho Hà Sư Ngã nữa. Mọi người đưa mắt theo dõi 1 0 chiêu nữa thì Hà Sư Ngã phải táng mạng dưới cây hoàng kim can.

Hoàng Dung bỗng khám phá ra mọt việc, nói thầm:

– Hà Sư Ngã dùng đao đả thương Tề nhi, hắn giấu binh khí trong tay áo, đến lúc nguy cấp mới đem ra sử dụng để sát hại địch thủ.

Lại thấy Đạt Nhĩ Ma cầm cây trượng vàng quét ngang chân Hà Sư Ngã. Hà Sư Ngã lập tức thối lui để tránh, Đạt Nhĩ Ma lại đưa cây gậy vàng ra sử dụng một chiêu “Hậu nghệ xạ nhật” đánh vào đối phương.

Hà Sư Ngã nhún mình lên không trung, đôi chân lướt khỏi mặt đất. Đấy là gã sử dụng một chiêu tuyệt luân khinh công. Bỗng nghe tiếng binh khí va chạm nhau, Hà Sư Ngã thối lui ra ngoài, tay rút ra một cây binh khí ngắn, không hiểu gã giấu nơi đâu. Đạt Nhĩ Ma mặt đầy sắc giận, cất tiếng quát mắng om sòm. Cây gậy hoàng kim múa loang loáng tấn công Hà Sư Ngã.

Hà Sư Ngã không chịu kém, sẵn có đỏan khí trong tay, gã múa quay cuồng, đâm trên chém dưới, thích bên tả, đả bên hữu, chiêu số vô cùng ảo diệu, so với Đạt Nhĩ Ma hai người giao đấu tưong đương.

Chu Tử Liễu trông vào các chiêu số trong giây phút bỗng ông hiểu ra mọi việc, nên quay sang Hoàng Dung bảo nhỏ:

– Quách phu nhân, tôi biết Hà Sư Ngã là ai rồi. Nhưng còn thắc mắc 1 việc.

Hoàng Dung mỉm cười nói:

– Có gì mà chẳng rõ, nó lấy sáp ong, keo nước bột mì và thạch cao chế biến ra đó.

Gia Luật Tề, Quách Phù và Quách Tường cả3 người đứng kế bên mà không rõ hai người đang nói gì. Họ không hiểu lời giải đáp quái lạnày. Do đó Quách Phù hỏi:

– Chu lão bá! Ông cho gã là ai thế?

Chu Tử Liễu nói:

– Tôi bảo người đả thương Gia Luật Tề là một gã giả ra Hà Sư Ngã

Quách Phù hỏi:

– Tại sao chẳng phải Hà Sư Ngã? Thế thì Hà Sư Ngã là ai?

Chu Tử Liễu nói:

– Ngươi hãy nhìn xem Hà Sư Ngã dùng thứ binh khí gì?

Quách Phù định thần nhìn kỹ và nói:

– Binh khí của gã dùng toàn là binh khí ngắn, nếu bảo là Nga Mi Thích hay Phán Quan Bút thì không đúng hẳ n.

Hoàng Dung nói:

– Ngươi hãy lấy óc xét đoán xem, tại sao gã không đưa ra binh khí để chống đối với địch, gặp lúc nguy hiểm lại chạy đông lách tây, lại để cho g đầu đà bức bách cảtrăm chiêu mà chẳ ng đ a ra binh khí để chống trả? Và sao gã dập tắt hết mấy ngọn đuốc mới chịu xuất binh khí để đả thương Gia Luật Tề?

Quách Tường nói:

– Có lẽ gã sợ hội trường nhận ra binh khí và chân tướng của gã.

Chu Tử Liễu khen:

– Đúng vậy! Quách nhị cô nương thông minh thật!

Quách Phù thấy Chu Tử Liễu khen tặng cô em, đâm ra ghen tức nên nói:

– Tại sao g lại sợ lộ chân tướng? Gã đã chiến thắng mọi người, và đứng ràng ràng trên đài, tất cả lại chẳng trông thấy sao?

Quách Tường suy gẫm lời nói của mẫu thân rồi nói:

– Đúng rồi, da thịt của gã chỗ lồi chỗ lõm, là do keo nước bột mì gắn lên, thoạt trông vào gương mặt giả của gã mọi người tưởng gã mắc bệnh cùi. Còn tôi thì chỉ cần nheo một mắt cũng rõ.

Hoàng Dung nói:

– Bởi vậy gã không dám để mặt thật, mới cải trang ra như vậy để mọi người thấy diện mạo hung ác, chẳng thích nhìn lâu.

Chu Tử Liễu nói:

– Gương mặt thì có thể giả được, chứ võ công và thân pháp không thể giả được vì đã luyện tập trên 1 0 năm thấm nhuần, không thể nào thay đổi được.

Quách Phù nói:

– Ngươi bảo Hà Sư Ngã là giả? Vậy chứ gã này là ai? Muội tử, ngươi rất thông minh, hãy đoán thử xem?

Quách Tường lắc đầu nói:

– Tôi đâu có thông minh. Về điểm này tôi chẳng biết tí nào cả.

Chu Tử Liễu mỉm cười nói:

– Đại tiểu thơ thì đã gặp gã rồi, còn nhị tiểu thơ sinh muộn thì làm thế nào mà biết mặt gã. Mười bảy năm về trước có cuộc Anh hùng đại hội như thế này, đại tiểu thơ lúc ấy cũng có mặt. Tiểu thơ nhớ lại xem, có một người giao đấu với tôi trên một trăm hiệp bất phân thắng bại, người ấy là ai?

Quách Phù nói:

– Có phải là Toa Đô chăng? Đúng rồi, tôi đã gặp mặt hắn. ừ! Hắn đã dùng một cây quạt nhỏ như binh khí của Hà Sư Ngã. Đúng rồi, vì cây quạt Hà Sư Ngã xếp lại, nên không nhìn rõ mặt quạt, do đó tôi không nhận ra.

Chu Tử Liễu nói:

– Lúc trước tôi giao đấu với gã là một chuyện nguy hiểm nhất từ xưa tới nay, cho nên thân pháp và chiêu số của gã tôi nhớ rõ cả. Nếu Hà Sư Ngã chẳng phải là Toa Đô, thì khoét mắt tôi đi cũng được.

Quách Phù nghe nói vậy liền nhìn lên đài quan sát thấy Hà Sư Ngã thân pháp hùng mạnh, thân thể khang kiện, bước tới bước lui trông rất ngoạn mục. Nàng nhớ lại cuộc hội năm xưa có mặt gã là Toa Đô hoàng tử, nên cất tiếng hỏi:

– Nếu phải gã là Toa Đô, thì vị Tây Tạng hòa thượng này là sư huynh của gã mà! Thế thì tại sao họ lại không nhận nhau mà cứ tiếp tục giao đấu?

Hoàng Dung nói:

– Đạt Nhĩ Ma nhận ra được sư đệ chứ, nhưng g lại hận tên sư đệ này đến cùng tột, suýt làm hại đến tính mạng của gã. Nguyên do là thế này: một năm nọ tại Trùng Dương cung ở Tung Nam Sơn có xảy ra một cuộc giao chiến kịch liệt, Dương- Qua dùng cây huyền thiết trọng kiếm giao đấu với Đạt Nhĩ Ma và Toa Đô. Toa Đô thấy nguy hiểm đến nơi, liền thi hành gian kế trốn thóat bỏ sư huynh hắn lại một mình. Câu chuyện này mọi người trong phái Toàn Chân đều biết hết, ngươi không nghe người ta nói hay sao?

Quách Phù nói:

– Vì thế mà Đạt Nhĩ Ma căm giận Toa Đô?

Quách Tường nghe mẹ nói: Dương- Qua dùng thanh huyền thiết trọng kiếm cầm giữĐạt Nhĩ Ma và Toa Đô, nàng tưởng tượng Dương- Qua thủa xưa cũng là tay kiệt liệt anh hùng, nên vẻ mặt tươi hẳn lên:

– Tại sao nó biến thành tên Khất Cái? Và tại sao nó lại giữ Đả Cẩu bổng làm gì?

Hoàng Dung nói:

– Có gì khó hiểu đâu! Toa Đô phản bội sư môn, tự nhiên nó phải sợ sư phụ và sư huynh của nó chứ. Vì vậy nó mới hóa trang, cải dạng, xin ra nhập Khất Cái bang, lại giả bộ khù khờ để không lộ chân tướng. Cũng đáng khen, nó chịu đựng được khổ hạnh ăn mày trong 1 0 năm mới được thăng làm đệ tử 5 bị, do đó trong Khất Cái bang không ai nghi ngờ được. Chính Kim Luân Pháp Vương ra lệnh tróc nã gã chẳng được. Gã gian ác này rất tự phụ, cho nên mới cố tìm một đời sống mới. Cơ hội đã đến với gã, gã mới lập cách ám hại Lỗ Hữu Cước để giành chức Bang chủ Khất Cái bang. Nhân lúc Lỗ Hữu Cước tuần du ngoài thành, thì gã đã âm thầm theo thi hành độc kế. Trong khi hạthủ, gã cố ý để lộ mặt thật và nói năng om sòm, để chúng đệ tử Cái Bang thấy rõ kẻ giết Lỗ Hữu Cước chính là Toa Đô. Rồi g đoạt luôn Đả Cẩu bổng, và giấu trong cái ống thép, thoạt nhìn thì cứ tưởng là cây thiết trượng. Đợi đến ngày khai đại hội, và suy cử Tân Bang chủ, gã có điều kiện trở thành một vị Tân bang chủ. Tuy nhiên, võ công của gã không áp đảo nổi quần hùng, cho nên gã mới bịa ra câu chuyện “Tìm Đả Cẩu bổng”.

Đúng theo quy củ của Khất Cái bang, Đả Cẩu bổng lưu truyền từ đời này qua đời nọ, thì có ai nghi ngờ dã tâm của hắn được? Hi hi! Tên gian tặc Toa Đô này đã làm kế hoạch rất công phu, có thể gọi là người anh kiệt.

Chu Tử Liễu cả cười nói:

– Nếu không có Quách phu nhân tại đây, gã sẽ trổ hết chân tướng, toàn thắng quần hùng.

Hoàng Dung mỉm cười:

– Gã chung sống với toàn bang hành khất, mà không để lộ tung tích một mảy may. Nếu tôi còn giữ chức Khất Cái bang chủ, thì Toa Đô chẳng bao giờ qua mặt Hoàng Dung này đựoc.

Chu Tử Liễu nói:

– Thằng bé Dương Qua thật là tài tình, nó khám phá ra cơ mưu của Toa Đô nên mới sai người đi nhặt Đả Cẩu bổng và lật mặt nạToa Đô để làm món lễ phẩm thứ ba tặng cho Quách nhị co ânương. Tôi đoán chẳng sai đâu.

Quách Phù trề môi và nói:

– Xì, làm sao Dương- Qua có kế hoạch tinh xảo nh vậy?

Quách Tường nhớ lại một việc liền nói:

– Toa Đô đã ở rất lâu trong Khất Cái bang và hóa trang ra một người rất xấu xí. Nếu sự này chẳng xảy ra thì trong Sử Thị huynh đệ cũng phải đi tìm hắn để rửa hận vì chính Toa Đô ngày trước đã đả thương Sử tam thúc.

Hoàng Dung gật đầu nói:

– Trong giới giang hồ ai cũng để ý và truy nã Toa Đô, nhưng có ai rõ Toa Đô đã ẩn mình trong Khất Cái bang, lấy hiệu là Hà Sư Ngã?

Quách Phù nói:

– Mẹ, tại sao chúng ta không giết gã Toa Đô, để thiên hạ chê cười sao?

Hoàng Dung nói:

– Ngươi chẳng cần lo điều ấy!

Quách Tường nhủ thầm: – Cái ngày ở tại miếu Dương Thái phó, ta đang tế Lỗ Hữu Cước bá bá, chắc là Dương đại ca đã nghe được lời khấn vái của ta. Chàng đã rõ tâm sự của ta, nên mới cố tâm truy ra kẻ đại nghịch để trả thù cho Lỗ lão bá. Nhưng tại sao đến giờ chàng vẫn không lại?

Lúc bấy giờ trên đài Toa Đô và Đạt Nhĩ Ma đang giao đấu rất mãnh liệt. Hai người cùng học một thầy, nên biết rõ hết chiêu số của nhau. Đạt Nhĩ Ma thắng ở chỗ sức lớn, khí thịnh. Toa Đô lại giỏi hơn về dẻo dai và nhẹ nhàng cho nên 2 người giao chiến với nhau trên cả trăm chiêu mà vẫn bất phân thắng bại.

Bỗng Đạt Nhĩ Ma hét lên một tiếng cực lớn, ném mạnh cây Hoàng kim can vào người Hà Sư Ngã, cây can này nặng trên 30 cân, khi thoát ra khỏi tay khí thế cực kỳ hung mãnh.

Toa Đo âkêu lên một tiếng kinh hồn. Vì thủa bình sang tới giờ gã chưa thấy sư huynh sử dụng chiêu số này lần nào cho nên Toa Đo âthan thầm:

– Sư huynh giao đấu với ta lâu quá không thắng được nên trổ môn tuyệt kỹ quyết hạta rồi.

Gã thất kinh nhảy nhanh ra xa tránh cây can bổ tới. Đạt Nhĩ Ma thấy vậy, phóng đến nhặt cây hoàng kim can, rồi giơ lên cao nhằm ngay đầu đối phương bổ xuống.

Toa Đo âlật đật lùi ra mấy bước, vừa tránh vừa nghĩ:

– Trong 1 0 năm qua, sư huynh ta sát cánh với sư phụ chắc là được sư phụ truyền cho các thế võ tinh diệu. Bây giờ sư huynh đem ra sử dụng thì ta biết làm thế nào mà né tránh được?

Nghĩ vậy nên Toa Đô cứ lùi mãi, không dám đỡ nữa. Nhưng cây hoàng kim can trên tay Đạt Nhĩ Ma càng lúc càng vũ lộng, làm cho các bó đuốc quanh đài bị ngọn gió đàn áp lúc tỏ lúc mờ.

Mọi người dưới đài trông lên ai cũng bảo sớm muộn gìToa Đô cũng chết dưới tay Đạt Nhĩ Ma.

Trong khi Toa Đo âluống cuống chống trả thìĐạt Nhĩ Ma đưa ra hằng 1 0 chiêu số khác nhau, cây hoàng kim can bay vun vút như muôn ngàn mũi tên xẹt vào người Toa Đô.

Toa Đô hết phương tránh khỏi. “Bình” một tiếng, cây hoàng kim can giáng mạnh vào bụng Toa Đô, thân mình gã lảo đảo và gã lăn xuống đài nằm bất động.

Đạt Nhĩ Ma thâu lại cây hoàng kim can, cất tiếng khóc to ba tiếng và quỳ bên xác Toa Đô, bắt đầu niệm:

– Nam mô a di bà đạ

Tụng xong bài chú vãn sanh, Đạt Nhĩ Ma mới nhảy xuống đài và đem cây hoàng kim can lại dâng lên Thanh Linh Tử, cúi đầu tỏ ra cung kính.

Thanh Linh Tử không lấy binh khí của y, mà nói tiếng Tây Tạng có nghĩa là:

– Cung hạĐạt Nhĩ Ma đã rửa đuợc mối thù mà giết thác kẻ bội sư phản huynh. Thần Điêu Đại hiệp đã tha cho ngươi, và bảo ngươi hãy trở về Tây Tạng lo việc làm ăn, không được đến Trung Nguyên nữa.

Đạt Nhĩ Ma nói:

– Đa tạThần Điêu Đại hiệp! Tiểu tăng xin vâng theo mạng lệnh. Nói xong hắn quỳ xuống hành lễ rồi tung mình mất dạng.

Quách Phù thấy Toa Đô nằm chết trên đài, vẻ mặt và thể xác vẫn y nguyên, nàng không tin Hà Sư Ngã chính là Toa Đô giảmạo nên rút thanh trường kiếm tung mình lên đài nói:

– Tôi muốn nhìn cho tường tận mặt mũi kẻ gian nhân ra sao!

Nói xong nàng đưa đầu kiếm vào lỗ mũi Toa Đô. Toa Đô hét lên một tiếng cực to và ngồi bật dậy, song chưởng tung ra đánh vào ngực Quách Phù.

Nguyên gã bị đập một cây hoàng kim can nhưng chưa chết hẳn, chỉ bị trọng thương. Tánh tình của gã hung hăng ác nghiệt, nên cố ý nằm yên bất động, đợi chờ Đạt Nhĩ Ma đứng trước mặt xem xét, thì sẽ tung ra một chưởng cuối cùng để cả hai cùng chết.

Không ngờ Đạt Nhĩ Ma lại quỳ trên đầu gã niệm chú, chúc cho gã sớm về nơi cực lạc. Khi dứt bài trú, Đạt Nhĩ Ma lại đi mất.

Kế đó, Quách Phù lên đài đứng trước mặt gã và dùng lưỡi kiếm trỏ vào mũi. Cái chưởng phong cuối cùng của gã đã vận dụng toàn thể chân khí vì gã nghĩ không sớm thì muộn gã cũng chết.

Quách Phù thấy xác chết biến động, hoảng kinh đưa kiếm ra đỡ. Nàng có áo da nhím hộ thân, nhưng đã trao cho chồng mặc rồi. Hiện giờ nàng chỉ còn mạng không, và với chưởng phong của Toa Đô nàng làm sao tránh nổi.

Quách Tỉnh, Hoàng Dung, Gia Luật Tề lập tức đứng dậy muốn nhảy lên đài tiếp cúu, nhưng không tài nào kịp.

Trong lúc thập phần nguy hiểm bỗng có tiếng đờn “tăng tăng”, té ra đó là 2 mũi ám khí. Một ám khí chống lại chưởng phong cứu Quách Phù, một ám khí nhắm ngay bụng Toa Đô bắn tới.

Hai vật ám khí này thoạt thấy như sợi tơ, mà sức mạnh phi thuờng. Toa Đo âtrúng ám khí lăn vài vòng rớt xuống đài, mửa ra một búng máu tươi, thân thể dập nát, hồn về địa phủ.

Mọi người kinh ngạc, ngước mắt nhìn xem ai đã bắn ám khí tài tình như vậy.

Không có bóng dáng người nào cả, chỉ thấy ráng tà sắp lặn, vài ngôi sao chớp lập lòe.

ám khí từ trên cao bắn xuống, tựa hồ như trên lá cờ cao chót vót bay ra. Hoàng Dung nhìn thấy ám khi xé không khí kêu “tăng tăng” thì bà đoán chắc ngoài Hoàng Dược Sư phụ thân mình, không còn ai có thuật Đàn Chỉ Thần Công ấy cả. Bà không còn nghĩ ngợi gì thêm, cất tiếng kêu to:

– Gia phụ giá lâm!

Lại nghe có tiếng người phát ra trầm trầm, từ trên chót vót ngọn cờ bên hữu nói vọng xuống:

– Dương Qua! Người bạn nhỏ! Chúng ta xuống chứ?

Tại ngọn cờ bên tả có tiếng người đáp lại:

– Vâng ạ!

Hai bên ngọn cờ bỗng thấy có 2 người xuất hiện đáp từ từ xuống mặt đài, nương theo ánh sáng của bóng trăng.

Một ông lão tóc bạc như sương, râu năm chòm mặc đạo bào xanh, và một g cụt tay choàng áo màu lục. Chính là Hoàng Dược Sư và Dương- Qua. Hai người nắm tay nhau bay lơ lửng xuống mặt đài, in như câu chuyện thần tiên của đời thượng cổ.

Mọi người không nghe rõ 2 người này nói chuyện, cho nên họ tưởng hai tướng nhà trời hạ trần.

Quách Tỉnh và Hoàng Dung mừng nhảy thoắt đến bên Hoàng Dược Sư cúi đầu làm lễ.

Dương- Qua hướng vào 2 vợ chồng Quách Tỉnh lạy và nói:

– Điệt nhi Dương- Qua cúi lạy Quách bá bá và Quách bá mẫu.

Quách Tỉnh lật đật đỡ dậy và nói:

– Qua nhi! Con đã tặng cho 3 món lễ vật rất hậu này thật là… thật là…

Lòng Quách Tỉnh quá cảm xúc nên ông không nói hết lời. Quách Phù lại sợ phụ thân bắt mình lạy tạ Dương- Qua đền ơn cứu mạng, nên lật đật chạy đến bên Hoàng Dược Sư nói:

– Ông ngoại, ông ngoại cho gian nhân một ám khí chết queo.

Dương- Qua biết ý Quách Phù nên mỉm cười và bước tới trước mặt Quách Tường nói rằng:

– Tiểu muội! Ta đến có hơi chậm.

Quách Tường vui mừng quá đổi, gương mặt đỏ bừng và nói:

– Đại ca đã phí sức lo cho tôi quá nhiều, với 3 món lễ vật này thật là.. thật là khổ cực cho đại ca quá.

Dương- Qua cười nói:

– Vì ngày sanh của tiểu muội, tôi phải tạo vui vẻ náo nhiệt để vui chơi, chẳng có chi cực nhọc.

Nói xong chàng đưa tay lên vẫy mấy cái, Đại Đầu Quỷ thấy vậy hô to:

– Hãy giơ tay lên, hoan hô!

Tất cả hội trường đều giơ tay hoan hô dậy đất, thanh âm truyền đi thật xa. Vài phút sau, có một đoàn người đi vào, mỗi người trên tay đều có cầm 1 cây đèn lồng rất đẹp, và trên lưng có mang mấy cái bao thực lớn. Khi tập họp đông đủ, họ mới chia nhau mang cây ván ra ráp một cái đài tại hướng Đông của hội trường, và hướng Tây dựng lên một cột đèn màu.

Họ tiến vào trong hội trường mỗi lúc một đông, kẻ vác ván người đóng đinh, không ai nói lời nào cả. Họ làm việc cực kỳ mau lẹ. Trong phút chốc đã dựng xong cái đài và trụ cờ.

Quần hùng và Khất Cái bang thấy Dương- Qua gửi tặng 3 món lễ hậu, nên tất cả đều bội phục lắm. Bây giờ chàng lại triệu tập một số đông người lại đây, quần hùng định là còn vài chuyện lạnữa nên vẫn im lặng đón chờ.

Chỉ chốc lát, tiếng trống, kèn, đờn, địch nổi lên. Ban đại nhạc ra trình diễn với mọi người khúc nhạc “Bát tiên hạ thọ”

Tiếp đến đoàn ca vũ, trên góc đài phía Tây Bắc, kéo ra ca vũ theo khúc “Mãng Sàng Vật” Đấy là bài ca chúc thọ của Quách Tử Nghi trong ngày sinh nhật, có 7 cậu đồng nhi và 8 cô gái nhỏ ca xang và dâng lễ.

Trong khoảnh khắc, hoa pháo phóng lên bên đài rực rỡ, tiếp theo là hàng ngàn giọng ca xang múa hát, tiếng đờn tiếng địch vang trời, thật là một cuộc vui chẳng ai ngờ đuợc.

Mỗi một đài gồm các danh ca nhạc sĩ hai xứ Hồ và ba tỉnh Tương hợp diễn, thật không có người nào dám mua một dàn hát lớn thế này, và nghệ thuật của họ đến mức ảo diệu.

Quách Tường thấy Dương- Qua đối đãi với mình rất tốt thì mừng đến ứa nước mắt, không nói được tiếng nào.

Quách Phù nhớ lại lúc ở miếu Dương Thái phó, cô em gái có nói “Sẽ có một người thiếu niên hiệp sĩ đến chúc thọ”, bây giờ đúng y như lời nói nên lòng ghen tức bắt đầu nổi dậy. Quách Phù nắm tay Hoàng Dược Sư hỏi đủ thứ chuyện, đối với sự náo nhiệt tưng bừng giả bộ không biết đến.

Quách Tỉnh thấy Dương- Qua đối đãi với con gái ông như vậy cũng vui lây. Ông lại nghĩ đến chàng từ thủa nhỏ đến giờ hay làm những chuyện lạ thường, nay lại giúp cho thành Tương Dương và Khất Cái bang 3 điều đại sự. Bấy nhiêu hành động của chàng làm cho ông hài lòng vuốt râu cười khề khà và không nói gì cả.

Hoàng Dung day qua hỏi phụ thân:

– Gia phụ đã ước hẹn với Qua nhi gặp nhau tại trụ cờ chăng?

Hoàng Dược Sư cả cười nói:

– Không phải như vậy! Có một hôm ta ở Động Đình Hồ thưởng trăng trên dòng nước bạc, bỗng nghe có tiếng người truyền lệnh giữa đêm khuya, ta đến hỏi gã thợ câu thì gã cho biết đấy là tiếng của Thần Điêu Đại hiệp bảo mọi người đến thành Tương Dương. Lời gã thợ câu nói không nhầm, và ta hoang mang cực độ, sợ gã Thần Điêu Đại hiệp này đem điều bất lợi đến cho nữ tử và nữ tế của ta, cho nên ta lần dò xem xét thì hóa ra Thần Điêu Đại hiệp lại là người bạn nhỏ Dương- Qua. Nếu ta biết sớm thì ta đâu cần phải thăm dò cho mệt xác.

Hoàng Dung thấy thân phụ tuy đang rong chơi trong chốn giang hồ mà lòng vẫn lo lắng cho con gái và con rể thì cảm động lắm, nói:

– Gia phụ! Nếu không có câu chuyện này thì bao giờ cho mới có dịp ghé thăm con cháu, để đoàn tụ cho vui trong một vài hôm?

Hoàng Dược Sư làm ngơ không đáp, ngó Quách Tường đưa tay vẫy gọi, nói:

– Cháu gái nhỏ! Lại đây cho ông ngoại xem một tí.

Quách Tường từ thủa lọt lòng đến nay chưa nhìn thấy ông ngoại lần nào, nên lật đật chạy đến cúi lạy.

Hoàng Dược Sư nắm lấy tay cháu, và nhìn xem, ông gật đầu bảo nhỏ:

– Thực giống như khuôn đúc.

Hoàng Dung biết cha đang nhớ đến mẹ, nên mới nói Quách Tường giống bà ngoại như khuôn đúc.

Quách Phù vui vẻ nói:

– Ông ngoại không biết chứ nó có cái biệt hiệu là Tiểu Đông Tà đó, ông ngoại gọi nó là Tiểu Đông Tà được rồi.

Quách Tỉnh nói to:

– Phù nhi! Ngươi không được vô phép với ông ngoại!

Hoàng Dược Sư cười to:

– Tường nhi! Ngươi có ngoại hiệu là Tiểu Đông Tà sao? Ngươi tự xưng như thế à?

Quách Tường thẹn đỏ mặt ấp úng đáp:

– Cháu đâu dám thế! Ông ngoại! Lúc đầu tỉ tỉ gọi chơi, dần dần mọi người thấy hay hay đều gọi cháu như thế cả.

Hoàng Dược Sư cất tiếng cuời dài Bấy giờ những người trưởng lão trong Cái Bang đứng bên Dương- Qua, hết lời ca tụng và cảm tạ. Họ đều nghĩ giống nhau:

– Chàng đã đoạt được Đả Cẩu bổng và khám phá ra mưu kế của Toa Đô. Nếu chàng có ý muốn làm bang chủ Cái Bang, thì thật là điều tốt đẹp vô cùng.

Lương trưởng lão nói:

– Dương đại gia! Tệ bang Bang chủ Lỗ Hữu Cước vừa bất hạnh tạthế…

Dương- Qua đã rõ Lương trưởng lão muốn nói gì, chàng ngắt ngang:

– Gia Luật đại huynh văn võ song tòan, anh minh nhân nghĩa, cũng là hảo hữu của ta, thì hãy mời Gia Luật đại huynh xuất nhiệm chức vị Tân Bang chủ.

Hoàng Dược Sư hỏi Quách Tường mấy câu về võ thuật và hướng đôi mắt như ngầm bảo Dương- Qua là ông sẽ đi.

Dương- Qua quay lại đã thấy thân hình ông thấp thoáng ra khỏi hội trường, lại nghe tiếng ông vọng lại:

– Dương- Qua, người bạn nhỏ, ngươi có đi không?

Dương- Qua gật đầu, phất mạnh tay áo. Chỉ trong nháy mắt chàng đã theo kịp Hoàng Dược Sư, rồi một già một trẻ nắm tay nhau băng mình đi trong đêm tối.

Hoàng Dung muốn than thở một vài lời tha thiết với cha, nhưng trước mặt người lạ quá đông, chưa tiện mở lời thì Hoàng Dược Sư đã đi mất. Bà cúi đầu sụt sùi khóc, rồi chẳng biết nghĩ sao bà cũng đứng dậy chạy theo.