Chương 13 - Mộ đài Hoạt Tử Nhân

Thần Điêu Hiệp Lữ

Đăng vào: 2 năm trước

.

Bốn bề đều có người đuổi bắt làm cho Dương-Qua hoảng sợ. Nó chạy mãi vào rừng, không dám dừng bước.

Bỗng trước mặt có bóng một đạo sĩ chạy đến đón đường, nó vội rẽ sang phía khác, thì lại có tiếng kêu:

– Nó kìa! bắt lấy nó!

Đạo sĩ ấy vừa nói, vừa nhảy ra đón đường toan thộp lấy nó.

Nhanh như cắt, Dương-Qua cúi đầu khom lưng, vận dụng miếng võ “hàm mô công” bắn vào đối phương”. Đạo sĩ kia, tuy không chết cứng như Tỉnh-Quang song cũng bị thương văng ra xa hơn bảy thước.

Hai đạo sĩ khác thấy nó đánh hiểm độc quá cũng hết hồn chẳng dám đến gần, chỉ đứng đằng xa kêu cứu om sòm. Nhờ vận dụng thế “hàm mô công” Dương-Qua đã thắng được hai đạo sĩ. Nó cảm thấy bớt sợ hãi. Tuy nhiên, chân nó vẫn chạy không ngừng.

Chạy một hồi, nó thấy đã xa những đạo sĩ kia, nên lấy làm sung sướng.

Bỗng nhiên ở chòm cây trước mặt nó có tiếng sột sạt rồi một người diện mạo phương phi, hình dung tuấn tú xuất hiện theo sau là Doãn-chí-Bình, đệ tam đại đệ tử của Khưu-xứ-Cơ, lấy làm lạ, nghĩ thầm:

– Vị đạo trưởng nầy sao lại trở về trong lúc nó tìm đường trốn thoát.

Lòng nó phân vân chưa biết phải đối phó ra sao, thì nhanh như chớp Doãn-chí-Bình đã nhảy sang một bên, đưa tay thộp vào ngực nó, nói lớn:

– Mày có chạy đi đàng trời mới thoát nổi tay ta.

Dương-Qua phản ứng ngay. Nội công “hàm mô” được vận dụng lên tức thời ở đầu ngón tay. Doãn-chí-Bình cảm thấy sức điện nội công của nó lợi hại liền siết chặt cổ tay nó, để ngăn nội công không cho phát xuất và buộc phải thối lui về đơn điền.

Thuật “hàm mô công” tuy là một thuật nội công lợi hại vào bực nhất, song Dương-Qua thời gian tập luyện chưa được bao nhiêu, vả lại đối với một người như Doãn-chí-Bình, cao đệ trong môn phái Toàn-Chân, dày công tập luyện và chiến đấu thì nó làm sao thắng nổi.

Bị ngăn nội công lại, chân nó nhảy chồm chồm lên như một con cóc. Thì ra nội công không trở về đơn điền mà lại trở dồn xuống dưới chân, phì ra đằng mồm, buộc nó phải thốt ra những lời chưởi rủa:

– Khốn nạn! Dã man! Tàn ác!

Thốt nhiên, Doãn-chí-Bình buông tay Dương-Qua, bảo:

– Mi muốn trốn thoát hãy hạ sơn đi. Ta đứng đây bảo vệ cho mi.

Nếu mi chần chờ sư phụ mi bắt được thì cái mạng nhỏ nhoi của mi ắt không toàn vẹn.

Doãn-chí-Bình xưa kia vốn cùng Dương-Khang, cha của Dương-Qua, tập luyện võ nghệ, tình đồng môn thực thắm thiết. Nay Doãn-chí-Bình vừa về đến thì được biết câu chuyện của Dương-Qua, lại nghe nói Triệu-chí-Kính hẹp hòi nghiêm khắc quá mức, đối với Dương-Qua nhiều ác ý. Bởi vậy khi nhìn thấy mặt mày Dương-Qua sưng húp và tím bầm, quần áo rách nát, Doãn-chí-Bình cảm thấy thằng bé bị đánh đập quá nhiều đem lòng thương hại.

Dương-Qua lấy làm lạ đứng ngây người, không hiểu thái độ của Doãn-chí-Bình đối với mình ra sao cả.

Nhưng ngày vừa qua nó gặp nhiều cơ nhục quá nên chẳng biết tin vào lòng tốt bất cứ ai. Bởi vậy, tuy Doãn-chí-Bình đã thả nó ra mà nó vẫn nghi ngờ chẳng biết đây có phải vì lòng tốt hay vì một xảo kế nào để hãm hại nó. Nó chẳng nói chẳng rằng, cắm đầu chạy một mạch, không quay lại.

Giây phút, nó nghe một nhóm người đàng sau nó đang cãi lộn lao xao.

Tứ chi nó không đến nỗi rã rời mệt mỏi, vì nó đã có công luyện tập nội công hồi nhỏ. Nó chạy gần đến chân núi, nhảy vượt qua mấy đám sậy, rồi ngẩng mặt lên nhìn thì lúc đó trời đã bắt đầu tối nhá nhem. Cơ thể nó đã vận dụng sức lực quá nhiều, cho nên nó thấy cần phải vận dụng hơi thở để lấy lại sức. Nó ngồi trên một tảng đá, ngẩng cổ lên hút những làn không khí trong lành của miền rừng núi.

Ngồi nghỉ được một lúc, nó cảm thấy đã khỏe khoắn, toan đứng dậy chạy nữa thì bỗng nhiên trước mặt nó, vị đạo sĩ râu dài, đứng sừng sững tự lúc nào.

Vị đạo sĩ ấy chính là Triệu-chí-Kính, sư phụ của nó.

Triệu-chí-Kính gương to đôi mắt nhìn nó chòng chọc, hơi giận dữ bốc lên ngùn ngụt.

Dương-Qua thốt nhiên kêu to lên một tiếng, rồi cắm đầu vụt chạy.

Triệu-chí-Kính phi thân đuổi theo.

Dương-Qua tay quờ được hòn đá ném lại phía sau, Triệu-chí-Kính tránh được. Hai thầy trò kẻ trốn người theo bắt, chạy ngoằn ngoèo trong rừng đêm.

Dương-Qua chạy được một lúc thì thấy trước mặt có bức tường đá chắn ngang. Nó hoảng hồn chưa biết làm sao, thì thấy dưới chân tường ấy có một con suối. Chẳng ngần ngại, nó nhảy ùm xuống đấy.

Triệu-chí-Kính thấy nó nhảy xuống suối, biết nó sẽ lội sang bãi cỏ xanh để vào rừng thông trước mặt trốn thoát nên đi vòng qua bờ suối đến đón ở rừng thông.

Nhưng, trong lúc Triệu-chí-Kính đi vòng bờ suối thì Dương-Qua đã vượt khỏi suối, chạy vào khu rừng. Triệu-chí-Kính, phải theo dấu đường mòn đuổi theo.

Rừng càng sâu cây cối càng rậm, màn đen phủ dăng như mực.

Bỗng nhiên, Triệu-chí-Kính nhớ lại nơi đó là Hoạt-tử-Nhân mộ đài, chỗ của vị sư tổ Trùng-Dương võ điện.

Luật lệ của Toàn-Chân môn phái cấm ngặt không, cho đệ tử nào được vào đấy một bước, nên Triệu-chí-Kính cho rằng Dương-Qua không thể vào đấy dung thân được, bèn kêu lớn:

– Dương-Qua! Dương-Qua! muốn sống thì ra ngay.

Kêu mấy tiếng vẫn không có người đáp lại, Triệu-chí-Kính bôn bả đuổi theo. Nhưng vừa tiến vào ít bước thì ông ta thấy một hàng chữ khắc trên bia đá, nhờ có ánh sao, nên có thể vận nhỡn quang dọc được:

“Người ngoài hãy dừng bước”.

ái ngại, Triệu-chí-Kính không dám đi sâu vào cất tiếng kêu:

– Thằng nhãi ranh Dương-Qua! Nếu mày không trở ra mày sẽ chết tươi trong đó không kịp trối!

Vừa dứt tiếng, Triệu-chí-Kính nghe bên mình có tiếng o! o! o!, tiếng kêu khác thường. Tiếng đó, trong bóng tối chập chờn hiện ra một đàn ong không đáp xuống được.

Nhưng loại ong nầy rất linh tính, thấy Triệu-chí-Kính dùng áo che chở tách ra làm hai bầy, một bầy tấn công phía trước, một bầy tấn công phía sau. Triệu-chí-Kính lại múa áo vòng quanh thân thể để đón ngừa. Bầy ong lại rẽ làm tư tấn công vào bốn mặt.

Triệu-chí-Kính thấy nguy, chỉ còn có cách lấy vạt áo che kín đầu, kín mặt, chạy thối lui cho nhanh.

Bầy ong vù vù đuổi theo sát Triệu-chí-Kính chạy hướng nào chúng bay theo hướng đó.

Triệu-chí-Kính thỉnh thoảng phải hé mắt ra để thấy đường chạy. Bỗng hai chú ong thấy chỗ sơ hở đó, thừa dịp luồn vào, đốt ngay nơi trán. Triệu-chí-Kính không chịu nổi hét lớn:

– Ôi chao! Ong gì mà đốt đau đến thế. Có lẽ lần này ta sẽ chết mất.

Thật vậy, loài ngọc ong rất độc, chỉ cần chích một mũi mà nạn nhân đủ thấy rêm khắp người, bất tất phải bị nhiều mũi.

Triệu-chí-Kính đến độ đau không sao chịu nổi, nằm lăn xuống bãi cỏ, vật mình kêu la.

Bầy ong thấy đã thắng trận kéo nhau bay vào rừng.

Lúc bấy giờ, Dương-Qua cũng không tránh khỏi sự tấn công của bầy ong. Nó bị ngã gục xuống bãi cỏ bất tỉnh chẳng biết tự lúc nào.

Cho đến khi nó tỉnh dậy thì thấy toàn thân đau nhức, quanh mình nó vẫn còn lảng vảng mấy con ong trắng. Tuổi nó còn nhỏ, nó vừa trải qua một ngày gian lao khổ cực nào đấu võ với các đạo sĩ kia nào các đạo sĩ Toàn-Chân rượt bắt, bây giờ nó lại bị ong độc cắn nữa. Với tấm thân bé bỏng đó, sức đâu chịu nổi. Nó đã đến lúc kiệt quệ, mắt nó hoa lên không còn trông thấy đường nó, thiếp đi một hồi lâu.

Trong cơn mê, nó cảm thấy một vị thơm thơ ngọt ngào mát mẻ tan dần vào miệng nó, rồi từ từ chạy xuống cổ họng. Nó sung sướng nuốt vào bụng. Nước ấy chạy đến đâu là mát rượi đến đấy. Nó mở bừng mắt ra tỉnh dậy thì thấy trước mặt nó một bà lão mặt mày xấu xí lạ thường.

Bà lão mặt mày xấu xí ấy, tay trái đặt lên trán nó, tay mặt cầm một cái bình nhỏ, trút lần lần chất nước ngọt kia vào miệng.

Thứ nước thần thánh ấy chính là thứ mật ong ngọc, có tác dụng trừ nọc độc và làm cho tinh thần người mệt nhọc được sảng khoái rất mau lẹ.

Mật ong kia làm cho Dương-Qua mỗi lúc một tỉnh. Nó biết rằng bà lão mặt mày xấu xí đó đã cứu sống nó, bà là một ân nhân chứ không phải một địch thủ, toan hãm hại nó. Lòng nó lâng lâng một niềm thương, để tỏ vẻ tri ân, nó mỉm miệng cười. Bà lão thấy nó cười tỏ ra là hiểu ý nó.

Nó mở mắt nhìn, thấy nụ cười bà lão làm nhăn nheo cả một khuôn mặt già nua. Vẻ xấu xí lại càng xấu xí hơn khiến cho ai trông thấy cũng phải khiếp sợ.

Nhưng đối với Dương-Qua trong phút nầy nó đã chán ghét những khuôn mặt hùng hồn quắc thước rồi. Nó cho rằng những khuôn mặt quắc thước yên hùng chỉ là những khuôn mặt chứa đựng cái gì tàn ác hung hăng. Chỉ có khuôn mặt xấu xa mới giữ được nơi đó những cái hiền từ đáng mến.

Tuy ý nghĩ của nó nông cạn, song hoàn cảnh đã tạo cho nó một ý nghĩ kỳ quái như thế thì còn biết làm sao? Nó thấy khuôn mặt của bà lão đã làm cho lòng nó ấm áp, chứ không như những khuôn mặt của các đạo sĩ Trùng-Dương cung mà lúc nào nó cũng thấy lạnh nhạt như băng tuyết.

Nó buột miệng se sẽ nói:

– Bà ơi! Bà đừng để sư phụ con đến bắt con nhé!

Bà lão thấy giọng xưng hô thân mật của nó, mừng rỡ hỏi:

– Cháu ơi! Sư phụ cháu là ai thế?

Đã từ lâu, Dương-Qua chưa bao giờ nghe được một câu nói êm đềm thân mật như thế. Còn nhỏ tuổi, tuy đã trải qua những ngày thực là phiêu lưu vất vả, tâm hồn nó vẫn còn dễ xúc động trước những hành vi cao đẹp nhân từ.

Quá cảm kích, Dương-Qua nghẹn ngào không nói nên lời, òa lên khóc nức nở.

Bà lão tay siết chặt lấy nó không một lời an ủi. Bà ta chỉ ngoẹo đầu sang một bên, đôi mắt long lanh như mặt sóng trùng dương, chứa đựng một tình thương mênh mông không bờ bến.

Bà lão đợi cho Dương-Qua khóc một hồi rồi mới cất giọng hỏi:

– Cháu đã bớt đau chưa hở cháu?

Bản tính Dương-Qua ưa ngọt chứ không ưa xẵng. Cũng vì thế mà nó không sao chịu nổi cảnh hà hiếp, khắc bạc của mọi người. Vả lại, đối với những kẻ hà hiếp khắc bạc, nó chẳng bao giờ nhỏ ra một giọt nước mắt, mà nó chỉ xúc động trước cái dịu hiền tình cảm mà thôi.

Bởi vậy, bà lão chỉ nói vài câu đã làm cho nước mắt nó tuông tràn không dứt.

Nó khóc! Khóc mãi không nói ra lời! Tuy nó không nói được mà hai dòng nước mát nó đã nói lên tất cả.

Bà lão lấy khăn nhẹ nhàng lau nước mắt cho nó, và dùng lời dịu ngọt dỗ dành chẳng khác gì bà đã dỗ một đứa con.

– Thôi nín đi cháu! Cháu đừng khóc nữa! Chỉ chốc lát cháu sẽ khỏi hẳn.

Dương-Qua chẳng cần biết bà lão nói gì, nó chỉ cần nghe cái giọng dịu hiền kia cũng đủ làm cho nó khóc ngất rồi.

Bà lão càng nói nó càng khóc, và khóc ngất không thôi.

Bỗng một giọng ngọt ngào và trong như nước suối, từ trong rặng cây vẳng lại:

– Tôn bà! Sao tôn bà lại thân ái với một đứa bé dối trá, khinh nhờn đệ tử của người khác?

Dương-Qua ngẩng đầu lên nhìn thấy sau rèm cây, một thiếu nữ đẹp tựa tiên sa, nõn nà trong bộ xiêm y trăng buốc. Một sắc đẹp hoa nhường nguyệt thẹn mà trong cõi trần gian tưởng chưa bao giờ thấy.

Tự nhiên mặt Dương-Qua đỏ bừng lên, nó cúi xuống vì xấu hổ như nhận thấy thiếu nữ đưa mắt nhìn từ đầu đến chân nó.

Bà lão vừa cười vừa nói:

– Ta chẳng biết làm thế nào cho nó nín, xin cô nương khuyên nhủ nó giùm ta.

Thiếu nữ tiến đến gần nhìn những vết thương của Dương-Qua bị ong đốt, rồi đưa tay sờ lên trán nó xem nó nhiễm độc đến mức nào.

Lòng bàn tay thiếu nữ vừa chạm vào trán Dương-Qua thì Dương-Qua có cảm giác như lành lạnh. Nhưng không phải lạnh như băng tuyết, mà cái lạnh êm đềm như nhung gấm.

Nàng nói:

– Không sao đâu! Em nhỏ ạ! Em đã uống chút mật rồi chỉ trong nửa ngày em sẽ bình phục.

Dương-Qua nhìn chăm chăm vào thiếu nữ, chưa biết thiếu nữ ấy là ai? ở đâu? Tại sao lại có một sắc đẹp hồn nhiên, nõn nà, trong trẻo đến thế, thì bà lão như đã hiểu ý, nói:

– Vị nầy là chủ nhân chốn nầy, cháu phải lễ phép đối xử với cô nương.

Người thiếu nữ đẹp như hoa, trắng như ngọc kia, chính là Tiểu-long-Nữ, trong mộ đài Hoạt-tử-Nhân mà khách giang hồ đã từng được nghe danh hiệu. Còn bà lão chính là người lão bộc của vị tổ sư mộ đài và Trùng-Dương cung vậy.

Từ ngày vị đạo trưởng ở mộ đài tạ thế, hai người nầy vẫn sống chung với nhau trong mộ đài không rời nửa bước.

Vừa rồi, nghe tiếng ong bay. Tôn bà biết có người xâm nhập địa phận mộ đài, và kẻ ấy tất bị ong cắn trọng thương nên ra nhìn thử xem sao, bỗng thấy Dương-Qua, một thằng bé trong tuổi ấu thơ. Tôn bà đem lòng thương hại ra tay cứu độ cho nó.

Tôn bà đã đưa nó vào trong lấy mật cho uống giải độc. Do đó, Dương-Qua mới được hồi tỉnh mau chóng như vậy.

Theo luật lệ thì người ngoài không được vào mộ đài, đầu là nơi của mộ, tối kỵ nhất là nam giới. Dương-Qua tuy thuộc vào nam giới song tuổi còn nhỏ, lại bị ong độc cắn bị thương nặng quá, Tôn bà đánh liều vượt ra ngoài luật lệ đã quy định để mong cứu sống nó làm phước.

Nếu Tôn bà là một sư phụ xấu nhất ở trần gian thì cũng là một người có lòng tốt nhất, từ bi nhất trên cõi thế.

Dương-Qua lần lần thấy các vết thương êm dịu và tinh thần trở nên mạnh mẽ vô cùng. Nó ngồi sụp xuống đất, cúi đầu lạy bà lão và Tiểu-long-Nữ cô nương.

Nó nói:

– Cháu là Dương-Qua kính bái Tôn bà và Long cô nương.

Vẻ hoan hỉ lộ trên nét mặt bà lão. Bà đỡ Dương-Qua dậy nói:

– A! Cháu tên Dương-Qua! Thôi chẳng cần phải lạy nữa!

Bà lão dắt nó vào trong mộ đài.

Tôn bà ẩn cư trong mộ đài đến nay đã hàng mấy mươi năm, chẳng bao giờ tiếp xúc với người ngoài nay bỗng dưng thấy Dương-Qua một đứa bé khôi ngô, ăn nói lanh lợi, lâm vào hoàn cảnh tai nạn nên đem lòng thương mến.

Tiểu-long-Nữ lúc nào dáng mặt cũng trầm lặng như mặt nước hồ thu. Nàng ngồi trên một chiếc tràng kỷ gần đó, chỉ khe khẽ gật đầu khi nhìn nó.

Tôn bà hỏi Dương-Qua:

– Cháu từ đâu đến? Vì sao mà bị nhiễm thương tích? Có kẻ nào ác nghiệt đánh cháu như thế?

Dứt lời, Tôn bà không chờ Dương-Qua đáp, lấy một cái bánh cho Dương-Qua bảo ăn cho đỡ đói.

Dương-Qua ăn mấy miếng bánh ngon miệng, đem đầu đuôi câu chuyện mình kể lại cho hai người trong mộ đài nghe. Nó ăn nói hoạt bát, linh lợi, thỉnh thoảng ph vào câu chuyện những lời nói tình cảm khiến người nghe phải xúc động không ít.

Tôn bà nghe kể xót xa cho thân thế nó, thỉnh thoảng thở dài chép miệng, Tiểu-long-Nữ thanh sắc vẫn không lúc nào thay đổi. Nàng vẫn thư thái ngồi nghe cho đến lúc Dương-Qua kể đến chuyện Lý Mạc Thu, nàng mới đưa mắt nhìn Tôn bà một chút.

Tôn bà nghe Dương-Qua kể hết câu chuyện. Liền dang tay bế nó vào lòng âu yếm, nói:

– Ôi thôi! Sao mà số phận của cháu lại khổ cực đến thế.

Tiểu-long-Nữ từ từ đứng dậy nhìn Tôn bà nói:

– Những vết thương của em bé chẳng có gì đáng ngại. Thưa Tôn bà, xin Tôn bà hãy đưa cháu ra khỏi mộ đài đi.

Câu nói của nàng làm cho cả hai người đều run lên.

Dương-Qua thổn thức nói:

– Cháu chẳng muốn trở về! Cháu chẳng muốn trở về! Xin cho cháu ở lại đây với bà với cô nương, dẫu đến chết cháu cũng chẳng rời.

Tôn bà nói:

– Dám thưa cô nương! Nếu để nó trở về Trùng-Dương cung nó sẽ bị cực khổ lắm. Sư phụ nó chẳng ưa gì nó!

Tiểu-long-Nữ đáp:

– Tôn bà nên dẫn nó ra ngoài. Còn về đâu, ở đâu tùy ý nó. Tôn bà có thể bảo với sư phụ nó đừng khe khắc nó nữa.

Tôn bà nói:

– Ôi! Việc bên Trùng-Dương cung chúng ta nào có biết ra sao.

Tiểu-long-Nữ nói:

– Tôn bà lấy cho nó một hũ mật để nó mang theo rồi đem nó ra khỏi chốn nầy.

Lời nói của nàng tuy rất nhẹ nhàng, song có vẻ uy nghiêm làm cho người khác không dám chống lại.

Tôn bà thở dài, biết rằng Tiểu-long-Nữ đã nói đi nói lại như thế là đã quyết định rồi dẫu có nói gì nàng cũng chẳng nghe. Hai mắt bà lão nhìn Dương-Qua có vẻ luyến tiếc.

Dương-Qua động lòng, đứng phắt dậy chắp tay cúi đầu bái hai người và nói:

– Cháu xin tạ ơn Tôn bà và cô nương đã chữa cho cháu khỏi các vết thương. Cháu xin phép Tôn bà và cô nương đặng lên đường.

Tôn bà nhìn Dương-Qua với vẻ mặt rất ái ngại, nói:

– Bây giờ cháu định về đâu?

Dương-Qua lặng người đi một lúc rồi đáp:

– Trời đất vô cùng vô tận… Cháu thấy chỗ nào tốt thì về thôi. Giờ đây cháu chưa thể nào biết trước được.

Thật ra, Dương-Qua cũng chưa biết rồi đây nó sẽ ra sao? Đi về đâu? ở đâu? Nó phó mặc tấm thân nó cho hoàn cảnh.

Thấy nét mặt buồn rầu của nó đượm vào hai ánh mắt, Tiểu-long-Nữ nói:

– Em đừng lấy làm lạ khi thấy ta phải giục em rời khỏi chốn này. ấy bởi qui luật nơi đây nghiêm ngặt, không cho phép người ngoài được vào chớ đừng nói đến chuyện lưu trú nữa.

Dương-Qua đáp với giọng hồn nhiên:

Em đã từng sống trong hoang lạnh thì nay dẫu có ra đi cũng chẳng sao. Nhưng chẳng biết đến bao giờ em có thể thấy lại được Cô nương và Tôn bà!

Lời nói tuy bắt chước người lớn, song hàm xúc ít nhiều cái ngây thơ của một đứa bé! Tôn bà nghe giọng nói ấy vừa buồn cười vừa thương hại, nhìn vào mặt nó thấy đôi mắt nó rướm lệ, hai giọt nước mắt đang cuộn tròn lăn xuống đôi gò má.

Tôn bà không cầm được lòng thương, lại năn nỉ Tiểu-long-Nữ,

– Thưa cô nương! Thân nó bé bỏng, giữa đêm khuya canh vắng biết đâu mà về. Xin cô nương cho nó lưu lại đến sớm mai.

– Tiểu-long-Nữ đã quyết định điều gì thì đâu có ai năn nỉ cũng coi như chẳng nghe thấy. Nàng nể lời khe khẽ lắc đầu nói:

– Thưa Tôn bà, Tôn bà đã quên qui luật mà Tiên sư đã dặn sao?

Tôn bà biết có nói nữa cũng chẳng ích gì, tiến đến gần Dương-Qua nói nhỏ:

– Thôi ta cùng với cháu đi chơi vậy.

Dương-Qua dụi mắt cúi đầu bước ra, nói:

– Thưa bà, cháu chẳng dám phiền bà dẫn cháu ra đi.

Nó vừa ra đến cửa mộ, bỗng có tiếng nói từ ngoài vọng vào:

– Tôi là đệ tử của Toàn-Chân phái Doãn-chí-Bình, phụng mệnh sư phụ tôi đến xin yết kiến Tiểu-long-Nữ cô nương.

Tiếng nói rõ ràng từ trong rừng gần mộ đài nghe rõ mồn một.

Tôn bà vội lướt tới, nắm chặt tay Dương-Qua nói:

– Có người ở ngoài toan bắt cháu. Cháu đứng yên nơi đấy, đừng ra nữa.

Mặt Dương-Qua bỗng nhợt nhạt, nửa kinh hãi, nửa tức giận, thân thể nó run lên.

Tiểu-long-Nữ nói:

– Thưa Tôn bà, xin Tôn bà hỏi xem họ muốn yết kiến chúng ta có điều chi.

Tôn bà nghĩ ngợi một lát rồi quay sang nói với Dương-Qua:

– Cháu ở đây, để ta ra ngoài hỏi xem họ muốn yết kiến cô nương có việc gì?

Dương-Qua bẩm tính vốn ngang ngạnh, lúc bấy giờ khí uất lại nổi lên, nó trọn đôi mắt tròn xoe nhìn ra ngoài nói:

– Thưa Tôn bà, Tôn bà chẳng cần che chở cháu làm chi, việc cháu làm cháu chịu, cháu đã lỡ tay đánh chết một đạo sĩ ở Trùng-Dương cung, dù cháu có bị họ giết cũng được.

Nói dứt lời nó nhảy thót ra ngoài.

Bà lão thở dài, nói:

– Thằng bé nầy thực khó bảo. Bọn họ đang ở nơi trung tâm khu vực của mộ đài, nó làm sao thoát ra khỏi được.

Nói là mộ đài, nhưng kỳ thực đây là một tòa nhà rộng lớn xây ngầm dưới lòng núi. Xưa kia chính Vương-trùng-Dương đã dùng chốn nầy để luyện tập võ nghệ. Lúc đầu, Vương-trùng-Dương chỉ xây cất sơ sài nhưng cũng đã bố trí nghiêm chỉnh nơi cư trú của mình, để xứng đáng là nơi trung tâm của một môn phái. Sau đó người bạn cũ của Vương-trùng-Dương đến ở, lại chỉnh đốn thêm lên, làm cho mộ đài thêm vẻ uy nghi diễm lệ, nhất là các phòng, các động và những lối ra vào trở nên huyền ảo khác thường.

Bấy giờ Tôn bà thấy Dương-Qua bướng bỉnh liền nhảy theo, nắm tay dắt đi.

Chỉ một lúc, hai người ra khỏi cửa động, xuyên qua rừng thông đến một miếng đất trống trước rừng.

Trăng sáng, xuyên qua các cành cây kẽ lá như thếp vàng, dưới ánh trăng, có bóng sáu, bảy đạo sĩ. Đàng xa lại có bốn đạo nhân đang phục dịch săn sóc cho hai người bị thương là Tỉnh-Quang và Triệu-chí-Kính.

Mấy đạo nhân trông thấy Dương-Qua liền bàn luận với nhau rồi tiến lên phía trước mấy bước.

Dương-Qua giật tay ra khỏi bàn tay bà lão, chạy đến đàng trước nói lớn.

– Ta ở chỗ nầy chờ chúng bay đến để giết chết ta đây.

Mấy đạo nhân không ngờ tánh khí Dương-Qua lại có thể cứng cỏi và liều lĩnh đến thế. Trong đám đạo nhân ấy có một người xông ra, định chộp lấy Dương-Qua ấn đầu đẩy nó về phía trước.

Dương-Qua điềm tĩnh, cười nhạt, nói:

– Ta đâu thèm trốn tránh mà ngươi lại vội vàng đến thế.

Vị đạo nhân ấy là đệ tử của Triệu-chí-Kính. Vì thế sư phụ nó vì Dương-Qua mà bị ong đốt trọng thương nên nó nóng lòng muốn bắt Dương-Qua đánh cho chết. Từ thuở nhỏ, đạo sĩ nầy sống bên Triệu-chí-Kính được Triệu-chí-Kính săn sóc coi như con đẻ vậy, nay Triệu-chí-Kính bị ong đốt, chết đi sống lại làm sao nó khỏi đau lòng. Nó hăm hở dùng quyền đánh vào đầu Dương-Qua.

Tôn bà định bụng sẽ đem lời phải trái nói chuyện với các đạo sĩ, song thấy Dương-Qua bị đạo sĩ kia nắm đầu, đột kích một cách tàn nhẫn, bà lão phút động lòng thương liền phi thân tới phóng vạt áo đánh vào bọn kia để cứu Dương-Qua. Bọn kia bị đau tê tái cả người tưởng như một lằn roi sắt đánh vào da thịt, vì thế bọn chúng phải buông Dương-Qua ra.

Tôn bà tay trái bồng Dương-Qua, tay phải chống vào hông, hiên ngang lui về phía rừng thông.

Miếng đánh bằng vạt áo để cướp lại người nhanh như điện, khiến cho các đạo sĩ đứng ngây người, không kịp đề phòng.

Tôn bà đi xa được vài trượng thì ba đạo sĩ tức giận hét lớn:

– Bỏ thằng ấy ra!

Dứt lời, họ hò nhau xông đến. Tôn bà ngãnh đầu lại, cười nhạt nói:

– Các người làm gì thế.

Bấy giờ Doãn-chí-Bình xông đến, nhận ra được bà lão là người đã ở lâu năm trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài, nên chẳng dám khinh thường, sợ mắc tội với tiền nhân liền ra lệnh cho các đạo sĩ kia:

– Tất cả mọi người đều phải dang ra, không được vô lễ với Tôn bà.

Đoạn Doãn-chí-Bình cúi rạp đầu làm lễ:

– Đệ tử Doãn-chí-Bình xin kính bái bậc tiền bối.

Bà lão hỏi:

– Có chi thế.

Doãn-chí-Bình thưa:

– Có thằng bé kia là đệ tử của Toàn-Chân phái, kính xin tiền bối vui lòng trả lại cho.

Tôn bà quắc mắt nghiêm nghị nói:

– Trước mặt ta, các ngươi dùng những đòn độc ác đánh nó. Nếu ta trao nó cho các ngươi mang về Trùng-Dương cung thì không biết các ngươi còn đối xử tàn ác với hắn bằng cách nào nữa. Ta nỡ lòng nào để cho đứa trẻ thơ phải chịu đày đọa oan uổng?

Doãn-chí-Bình nuốt nhục, nói:

– Thằng nhỏ nầy thực ngoan cố chưa từng thấy. Nó lừa thầy dối bạn, không còn biết lễ nghĩa, trời đất là gì. Chúng tôi răn phạt nó thì nó lại còn ươn ngạnh hơn.

Bà lão vẫn giận dữ, nói:

– Ghê gớm chưa! Nó lừa thầy bạn ư? Hay là những bậc làm anh làm cha đã lừa dối nó? Suốt nửa năm, chẳng dạy nó được một ngón võ nào, thế mà bảo nó phải ra tỉ thí với những đồ đệ hảo hán trong phái. Nó không muốn đấu mà cứ ép nó phải đấu. Đến khi đấu tất phải có kẻ hơn người thua, sao lại buộc nó vào tội ươn ngạnh? Đối với một đứa trẻ thơ như thế đó mà mọi người xúm lại đánh nó như đánh một kẻ thù thì còn mặt mũi nào dám xưng là sư phụ, sư thúc, sư bá của nó ư? Bực trên lầm lỗi bao giờ cũng đắc tội hơn kẻ dưới.

Tôn bà có nét mặt xấu xí, khi máu giận bốc lên, mặt đỏ gay, các bắp thịt nhăn nheo rung chuyển lại càng làm cho bà lão thô kịch hơn nữa. Các đạo sĩ ai nhìn vào mặt bà cũng phải rợn người.

Doãn-chí-Bình nghe bà lão nói một hồi, nghĩ bụng:

– Việc đả thương Tỉnh-Quang đâu phải là lỗi của Dương-Qua, chỉ tại những người đứng xem kích bác.

Nghĩ như vậy, hắn nói:

– Việc phải quấy chúng tôi cần trình với vị đạo trưởng chúng tôi phân xét. Bây giờ xin kính lão tiền bối giao trả Dương-Qua thôi.

Tôn bà cười nhạt nói:

– Toàn-Chân môn phái từ Vương-trùng Dương trở về sau không có lấy một người xứng đáng. Bởi thế tuy bọn ta ở gần mà chẳng bao giờ lui tới.

Doãn-chí-Bình nghe nói, bảo thầm:

– Lỗi ấy do mộ đài đâu phải lỗi của bọn ta không lui tới.

Tuy nghĩ thế, Doãn-chí-Bình cũng chẳng muốn biện luận làm gì với bà lão, chỉ muốn bà lão trả Dương-Qua lại cho xong việc bèn nói xuôi:

– Lão tiền bối là bậc tài cao đức trọng, nếu trong phái Toàn-Chân chúng tôi có điều gì sơ xuất dám xin lão tiền bối nói với đạo trưởng chúng tôi để răn dạy, và cũng để có dịp chúng tôi đến tạ tội cùng bậc tiền bối và Long cô nương.

Giữa lúc đó, Dương-Qua đang được Tôn bà bế ngang hông, kề tai nói nhỏ:

– Thưa Tôn bà, lão đạo sĩ nầy quỉ quái lắm, nhiều mưu kế thâm độc lắm, xin Tôn bà hãy cẩn thận kẻo lầm mưu đó.

Tôn bà thấy thằng bé đối với mình thân thiết chẳng khác tình bà cháu ruột thịt, lấy làm thích thú, nghĩ bụng:

– Dù chúng có nói đến đâu ta cũng không thể trao trả thằng bé nầy cho chúng hành hạ được.

Tôn bà nói lớn:

– Ngươi định đem thằng bé nầy về Trùng-Dương-cung để đối phó với nó chớ gì. Trời ơi! làm bậc sư phụ lại phải đối phó với đệ tử, đối phó với con nít ư?

Doãn-chí-Bình nói:

– Đệ tử đây với cha đứa bé xưa kia vốn là tình đồng môn. Nay cha nó mất đi, nó là đứa con côi cút, đệ tử nỡ nào quên tình cha nó mà xử tệ với nó. Xin trưởng lão cứ an tâm.

Bà lão lại lắc đầu nói:

– Già này vốn chẳng ưa kẻ khác nói nhiều lời.

Nói đoạn Tôn bà bồng Dương-Qua rảo bước vào rừng.

Bấy giờ Triệu-chí-Kính đang bị ong độc cằn, được mọi người cứu chữa gần đấy. Tuy Triệu-chí-Kính vẫn còn đau đớn khó chịu, tỉnh mỉnh tâm thần. Khi nghe bà lão nói, Triệu-chí-Kính nghe rõ và không đằng được sự căm tức, liền vùng dậy chạy về hướng Tôn bà quát lớn:

– Thằng nhỏ kia là đệ tử của ta, muốn đánh muốn mắng chưởi nó là do quyền ta quyết định. Ai ngăn cản sư phụ không cho trừng phạt đệ tử tất kẻ ấy không biết điều.

Bà lão thấy Triệu-chí-Kính nhảy lồng lộn như đứa mất trí, lại nghe giọng nói hỗn láo ấy biết hắn là sư phụ của Dương-Qua, và lời Dương-Qua là đúng, nên chẳng thèm phân lời hơn thiệt, cất tiếng nói:

– Ta chẳng để cho ngươi có quyền, ngươi làm gì ta.

Triệu-chí-Kính đỏ ngầu đôi mắt, quát:

– Đứa bé đó là đệ tử của ta. Bà có can hệ gì đến nó? Bà có quyền gì giữ lấy nó.

Tôn bà giọng run run, đáp:

– Từ trước nó đã không phải là người trong môn phái Toàn Chân. Nó đã tôn Tiểu-long-Nữ làm sư mẫu, Tiểu-long-Nữ trong mộ đài có quyền định đoạt số phận của nó, các ngươi không có quyền.

Các đạo sĩ nghe bà lão nói đều nhốn nháo lên.

Bởi vì theo quy tắc trong võ lâm, một đệ tử đã nhận ai làm thầy rồi thì không có quyền chạy sang thầy khác khi không có sự đồng ý của thầy trước. Trái lẽ đó sẽ bị ghép vào tội bội nghịch. Ngược lại, các bậc thầy cũng không có quyền nhận đệ tử của kẻ khác làm đệ tử của mình khi chưa được vị thầy trước yêu cầu. Hơn nữa, một đệ tử người nầy sang học người khác cũng không được gọi người khác bằng sư phụ. Trong đời võ chỉ được gọi một người bằng sư phụ mà thôi. Ví như Quách-Tỉnh trước kia đã làm lễ thụ giáo Giang-Nam thất tử, sau đến học Hông-thất-Công, vẫn không được gọi Hông-thất-Công là sư phụ. Mãi đến Kha-trấn-ác vì có sự dàn xếp chính thức với Thất tử, thỏa thuận phân công nên mới gọi Kha-trấn-ác là sư phụ.

Tôn bà bị Triệu-chí-Kính vặn hỏi, không biết trả lời làm sao phải nói bừa như thế, bà không biết rằng nói như thế là trái với quy tắc trong võ lâm. Hơn nữa, bà lão tự thuở nay có bao giờ giao thiệp với người ngoài đâu mà hiểu biết quy tắc.

Các đạo sĩ trong phái Toàn-Chân nghe bà lão nói, ai cũng tỏ vẻ cấm tức, bởi vì bà đã công khai phản lại luật lệ của tổ sư.

Triệu-chí-Kính cắn răng cố nhịn đau, thét hỏi Dương-Qua:

– Dương-Qua! Có đúng thế chăng? Có phải mày đã nhìn nhận Tiểu-long-Nữ làm sư phụ chăng?

Dương-Qua chỉ là một đứa bé, đâu biết trời đất là gì. Nó thấy ai bênh vực cho nó thì nó hưởng ứng nói theo.

Bởi vậy nó gườm mắt nhìn Triệu-chí-Kính, quát lớn:

– Đạo sĩ khốn kiếp kia! Cả bọn đánh ta, ta còn làm sao nhận là thầy được! Ta đã bái lạy Tôn bà làm sư mẫu và cả Tiểu-long-Nữ cô nương nữa.

Lửa giận xông lên ngùn ngụt ở họng ở cổ, Triệu-chí-Kính như muốn xé tung lồng ngực, Triệu-chí-Kính vùng dậy như một con hổ đói, lấy tay xỉa về phía bà lão.

Tôn bà mắng lớn:

– Súc sanh! Ngươi muốn làm gì ta?

Rồi bà lấy tay gạt phắt Triệu-chí-Kính ra.

Triệu-chí-Kính vốn là một tay cự phách trong phái Toàn-Chân so với những người trong hàng đệ tam đại đệ tử. Bởi vậy mặc dù đang bị thương, Triệu-chí-Kính ra quyền vẫn còn mãnh liệt lắm.

Sau một đòn chạm nhau, cả hai bên đều lui về một bước để thủ thế.

Tôn bà lườm mắt nhìn Triệu-chí-Kính nói:

– Khá khen mi cũng là tay bản lĩnh, không phải là tầm thường.

Triệu-chí-Kính lại xông vào xỉa một đòn thứ hai nữa. Nhưng ngón đòn này cũng bị Tôn bà đánh vẹt ra.

Lấy làm uất ức, Triệu-chí-Kính lấy toàn lực tấn công đòn thứ ba nữa.

Lần nầy Tôn bà không gạt, né sang một bên vút vạt áo tung ra, Triệu-chí-Kính nghe tiếng gió toan tránh sang một bên thì bỗng nhiên đến lúc cái vết độc trong người trở lại hành hạ làm cho Triệu-chí-Kính đau nhức không chịu nổi, ôm đầu ngồi phịch xuống đất.

Tôn bà tiến đến đá vào mông Triệu-chí-Kính một đá làm cho Triệu-chí-Kính tung bổng lên trời như một trái banh, tiếng la ú ớ không dứt.

Thấy vậy các đạo sĩ hô nhau lập bày thế trận Bắc-đẩu để đối phó với Tôn bà.

Tuy Tôn bà không biết đến trận Bắc-đẩu, song chỉ giao đấu vài hiệp, bà lão đã biết thế trận lợi hại như thế nào rồi. Tay trái bà phải bồng Dương-Qua chỉ còn có một tay mặt để ứng phó với đối phương mà thôi.

Sau khi đánh tới hiệp thứ mười ba, bà lão đã bị thế trận vây hãm, buộc bà ở trong tình trạng hiểm nghèo.

Thật ra, nếu đem tài võ nghệ của từng mỗi đạo sĩ ra mà so sánh thì trong bọn còn kém thua bà lão nhiều. Nhưng nhờ thế trận Bắc-đẩu bảy người hợp sức lại thành một, nên mãnh lực phi thường, trận thế nhờ đó biến chuyển theo lối liên hoàn làm cho bà lão ở trong thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Mỗi ngọn cước Tôn bà công kích đều bị Doãn-chí-Bình chỉ huy trận thế một cách linh diệu, giải vây một cách dễ dàng.

Còn thế công của Bắc đẩu trận luôn luôn liên tục, không hề gián đoạn. Bởi vậy, chỉ đánh thêm mười hiệp nữa, là Tôn bà bị hai đạo sĩ khóa được tay phải, mé hông trái lại bị hai người nữa công kích bằng những đòn bổ thượng.

ở vào thế bắt buộc, Tôn bà phải buông Dương-Qua ra để được rảnh tay ứng chiến.

Nhưng bà vừa buông Dương-Qua thì bỗng nghe một tiếng huýt hai đạo sĩ xông đến bắt Dương-Qua.

Tôn bà nghĩ bụng:

“Dương-Qua mắng bọn đạo sĩ kia là khốn khiếp thật cũng đúng. Ta không ngờ bọn chúng lại nhiều thù oán với thằng bé như thế”.

Đoạn, bà lão tung vạt áo quất đuổi hai người, mồm ngân lên mấy tiếng o! o!. Tiếng ngân lúc đầu nhỏ sau lớn dần.

Doãn-chi-Bình đã rõ được tài nghệ của lão bà nên từ lúc giao đấu đến giờ hết sức thận trọng. Doãn-chí-Bình thừa hiểu vị tiền bối kia từ xưa đến nay cư trú trong Hoạt-tử-Nhân mộ đài, so với vị tổ sư sáng lập ra môn phái Toàn-Chân thì tài nghệ kể cũng suýt soát, chỉ vì bà lão già nua vậy thôi.

ấy vậy, muốn thắng bà lão đâu phải chuyện dễ, dẫu rằng với thế Bắc đảu trận.

Lúc nghe tiếng o! o! o! Doãn-chí-Bình tưởng rằng đó là một phép ” truyền âm nhiếp tâm ” để điều hoà hơi thở và ổn định tâm thần, phòng bị địch nhân dùng pháp thuật chế ngự, nào ngờ đâu những âm thanh ấy mỗi phút một lớn dần, rồi gây nên một biến cố làm cho các đạo sĩ phải kinh hoàng khiếp vía.

Tiếng ngân o! o! o! của bà lão hoà với tiếng vo vo từ đằng xa vọng lại.

Doãn-chí-Bình thất sắc ra lệnh cho cá đạo sĩ:

– Toàn thể hãy rút lui lập tức.

Mọi người nghe hiệu lệnh ngẩn người ra, không hiểu tại sao bọn chúng đang thắng thế, bà già kia chỉ ngân mấy tiếng o! o 1 o 1 mà phải rút lui, sợ sệt.

Thì ra, một bầy ong trắng nhấp nhó trong ánh trắng đang tiến đến vun vút. Chỉ phút chốc, bầy ong đã bủa vây trên đầu các đạo sĩ.

các đạo sĩ đã chính mắt trônt thấy Triệu-chí-Kính bị ong cắn đau đớn thế nào rồi nên lúc thấy bầy ong, ai nấy thất sắc, cắm đầu chạy không dám ngoảnh cổ lại.

Đàn ong trắng cố sức bay nhanh đuổi theo.

THấy các đạo sĩ không thể nào tránh nổi ong độc đốt, bà lão mỉm cười sung sướng.

Giữa lúc nguy biến đó, bỗng phía trùng-Dương cũng xuất hiện một đạo nhân râu tóc bạc, hình dung quắc thước, tay cầm một cây đuốc, lửa cháy ngùn khói toả um tùm. chạy đến nung vào bầy ong đốt, Bầy ong trắng bị khói lửa liền bay tứ tán vào rừng hết.

bà lão trông thấy ngạc nhiên, cất tiếngh ỏi lớn;

– lão đạo sĩ kia là ai mà dám cả gan phá hoại bầy ong của ta?

Vị đsạo sĩ ấy, sau khi xua đuổi bầyong, bước đến trước mặt bà lão, vừa cười vừa nó:

– Bần đạo chính là Xích-đại-Thông, kính chào Tôn bà đó.

Tôn bà xưa nay không tiếp xúc với người trong phái võ lâm song vì ở gần Trùng-Dương cung nên có nghe danh Xích-đại-Thông là một tay trong bảy cao sư đại đệ tử của Vương-trùng-Dương, czo thủ trong Toàn-Chân phái.

Thấy Xích-đại-Thông uy dũng như thế, Tôn bà liên tưiứng đến Doãn-chí-bình và các đạo sĩ đồng hạng khác không phải là những tay tầm thưoừng.

trong lúc đó, đằng sau Xích-đại-Thông có một đạo sĩ nói lớn:

– Khưu, Vương sư huynh! Chúng ta có thể dừng chân nơi đây mà không sợ bị ong đốt nữa đâu.

Xích-đại-Thông quay lại nhìn thì thấy Khưũ-ứ-Cơ cà Vương- xứ-NHất, hai người này quần áo còn vương nté bụi đường chưa phai, liền hỏi:

– ủa! Sư huyenh Khưu, vương đã về đến rồi sao. Cuộc du hành có gì lạ không?

KHông đợi Vương xứ Cơ và vương xứ nhất đáp lời, Xích đại Thông quay lại nhìn Tôn bà thì bấy giờ Tôn Bà đá mất dạng.mọi người chỉ nghe trong phía rừng sâu có tiếng cười the thé của bà lão.

Doãn chí Bình nói:

– Xích sư thúc! Chúng ta có đuổi theo chăng?

Xích đại Thông lắc đầu đáp:

– khôn nên! Tổ sư chúng ta đã căn dặn không ai được rừng. Chúng ta nên trở lại võ điện hội kiến rồi lo liệu.

Lúc đó Tôn Bà đã bồng Dương Qua trở lại Hoạt tử Nhân mộ đài.

Qua một cơn biến cố, hai bà cháu càng quyến luyến nhau hơn trước. Dươmng Qua lòng hồi hopọp, không biết Tiểu long Nữ có bằng lòng cho mình lưu trú chăng nên nét mặt dàu dàu.

– Không sao! Cháu cứ yên tâm, bà sẽ tìm cách nói thế nào cho cô nương phải chấp nhận.

kế đó, bà lão dặn Dương Qua ngồi ở phòng ngoài, còn bà vào một mình để bàn bạc với Tiểu long Nữ.

Một lúc sau, Dương Qua chờ mãi không thấy bà lão ra, lòng nó nghĩ mniên man, hết chuyện nọ sang chuyện kia, bụng bảo da j:

– Thế này chắc là Long cô nương không bằng lòng nhận mình ở lại đây rồi. Nếu để Tôn bà cứ ép cô nương tức là mình đã làm phiền lòng luôn cả hai người. Như vậy đâu phải mình báo ân họ.

Nghĩ vậy, dương Qua quyết rời khỏi mộ đài. Nó đứng dậy đi ra.

vừa ra đến cửa thì Tôn Bà đã hơ hãi chạy đến hỏi nó:

– Cháu đi đâu thế? Phải cháu tìm ta chăng?

Dương Qua rơm rớm nước mắt nói:

– Thưa Tôn bà, cháu đi đây! Cháu đã lớn rồi chẳng lẽ cứ làm phiền đến Tôn bà mãi sao?

Tôn bà nói:

– Không 1 Ta phải đưa cháu đến gửi một nơi nào và phải làm thế nào để họ thành tân dạy dỗ cháy mai sau trở nên ngwoif.

Nghe Tôn bà nói vậy, Dương Qua biết Tiểu long nữ không muốn cho nó trú tại mộ đài, lòng nó se thắt, một nỗi buồn vô hạn từ đâu đột nhập vào người nó. Nó cúi đầu nói:

– Cũng chẳng sao ạ? Chãu là một đứa bé hư hỏng thì dầu đến đâu cũng chẳng ai ưa cháu. Dám xin Tôn bà đừng vì tình thương cháu mà phí công.

Lời nói như hờn dỗi ấy đã làm cho lòng bã lão đau đớn.

Bà lão vốn là người nhanh chân nhẹ miệng dễ vui mà cũng dễ cảm động. Sau khi thuyết phục Tiểu long Nữ mà nang cứ nhất định không cho Dương Qua ở lại, bà lão đã có ý giận hờn, bây giờ nghe Dương Qua nói, bà lão gắt lên:

– Thôi được, bà cháu ta cùng ra đi. Cháu ở chốn nào ta ở chốn nấy, miễn bà cháu ta được gần gũi nhau.

Thật ra, tánh tình một bà già có khác. Do cái bất thường ấy mà người đời có câu ” già trẻ đồng nhau “.

Dương Qua mừng rỗ, trố mắt nhìn bà lão tươi cười hỏi:

– Bà thương cháu đến thế sao? Nếu bà đi theo cháu rồi bỏ cô nương cho ai?

Bà lão nói:

– Ta nuôi cô nương từ lúc nhỏ đến giờ. Nay cô nương đã lớn rồi, không cần đến bà cũng được. Còn cháu, cháu quá nhỏ dại, nếu để cháu ra đi một mình tất bị cúng hà hiếp.

Giọng nói của Tôn bà run lên vì cảm động.

Hai bà cháu dắt nhau ra cửa mộ. Trong lúc bực tức, bà lão không đem theo gì cả. Bỗng sực nhớ đến Triệu chí Kính bị thương vì nọc độc, bà lão lẩm bẩm:

– Hắn ta là người ác song cũng chưa đáng tội chết. Nếu không đưa một ít mật ong để cứu hắn thì không thoát khỏi tay tử thần.

bà lão quay vào lấy ra một hũ mật rồi dăt tay Dương Qua tiến bước về Trùng Dương cung.

Bây giờ, Trùng Dương cung tuy đã sửa sang lại rồi song so với lúc trước thì khoong qui mô bằng. Các vách tường, các mái ngói đều kém vẻ uy nghi.

Thấy Tôn bà cứ hướng về phía Trùng Dương cung mà đi, Dương Qua nắm tay bà nói:

– Thưa Tôn bà, tại sao Tôn bà lại đến đó.

Tôn bà nói:

– Ta đến để cho họ một ít thuốc.

Dương Qua tin ở lòng tốt của Tôn bà nên khong có ý nghĩ gì, ngoan ngoãn bước theo.

Chỉ chốc lát, hai bà cháu đến trước một ngôi võ điện, Tôn bà nhảy qua tường nơi chánh điện mà vào.

Bỗng một hồi chuông rung lên làm chuyển động cả núi rừng, Hồi chuống đó là hồi chuông báo động.

Tức thì xa gần có tiếng người lao xao, bầu không khí tĩnh mịch trở nên náo loạn. Tôn bà tuy là người võ nghệ cao cường đảm lược có dư cũng không khỏi rợn người.

Cũng nên biết rằng Toàn Chân môn phái là một môn phái lớn trong võ lâm. Ngày thường lối canh phònh cẩn mật rồi, những ngày gần đây có nhiều biến cố xảy ra nên việc canh phòng lại còn thận tỷọng hơn gấp bội. Bốn bề tmá hướng đều có người canh gác. Hễ trông thấy một bóng người nào bén mảng là lập tức báo động không những ở phía trong các đạo sĩ phân công rõ ràng nghênh địch mà phía ngoài một số đạo sĩ đã bố trí sẵn sàng để bao vây.

Tôn abf thấy sự thế như vậy, lòng bị dao động song vẫn lớn tiếng nói:

– Triệu chí Kính đâu rồi? Mau ra ngay! Ta có chuyện nói vơi ngươi.

Trên nóc đại điện có một đạo sĩ tuổi đã trũng niên ứng khẩu đáp:

– kính thưa tiền bối! Chẳng hay đêm khuya tiền bối có điều gì đến đây chỉ giáo.

Bà lão giơ chiếc bình mật ong ra trước mặt nói:

– Đây là thuốc trị nọc độc ong. Hãy mầm lấy mà mang vào cho Triệu chí Kính.

Dứt lời, bà lão ném chiếc bình mật ong đến cho đạo sĩ đó.

Đạo sĩ đưa tay bắt lấy nhưng lòng bán tín bán nghi tự hỏi:

– Lại cho thuốc ư? sao bà ta lại tốt như thế nhỉ?

Rồi sang sảng nói:

– Thưa tiền bối! Thuốc này là thuốc gì vậy?

Bà lão nói:

– Hỏi làm chi cho nhiều lời, cứ đem vào cho hắn uống tự nhiên sẽ biết.

Lời nói của Tôn bà khiến cho đạo sĩ kia thêm nghi. Hắn nói:

– Tôi chẳng biêt đây là lòng tốt hay ý độc. FFây là thuốc giải hay thuốc ddoocj.triệu sư huynh tôi đối với Tôn bà không được xúng ý mấy, lẽ nào có thể nhận được tấm lòng Bồ tát của Tôn bà?

Tôpn bà vốn tính thẳng, đã đem thuốc giúp người mà bị người ta nghi kỵ lấy làm tức, không kiềm nổi giận dữ, bỏ Dương Qua nhảy lên phía trước giành lấy bình mật ong, quay sang bào Dương QUa:

– Cầm lấy, mở ra!

Dương Qua chẳng hiểu dụng ý của Tôn bà, hể bảo đâu làm đó, nó mở nút bình.

Tôn bà dốc cả bình mật ong vào môm Dương Qua và nói:

– Càng tốt phải không cháu? Bị người ta nghi ngờ là độc dược thì thôi, mình uống hết đi có sao?

Dứt lời, bà cầm tay dương Qua dắt ra phía ngoài tường.

đạo sĩ kia thấy Tôn bà lấy lại bình thuốc cho dương Qua uông biết không phải là thuốc độc nhưng đã trễ. đạo sĩ lại nghĩ đến bệnh tình của Triệu chí Kính nếu khômng có thứ thuốc kia thì khó mà khỏi đưọc, liền phóng đến đón Tôn bà lại, nói:

– Thưa Tôn bà, có gì mà Tôn bà phải giận dữ đến thế? Tôi buộc mồm nói một câu vô lễ xin Tôn bà miến chấp mà ban cho bình thuốc giải độc kia.

Tôn bà nghe giọng nói cuả đạo sỹ càng thêm chán ghét, cười nhạt nói:

– Ta chỉ có một bình thuốc mà thôi, dâu có nhiều mà cho nưqã. nếu Triowuj chí Kính có mệnh hệ nào thì là lỗi ở ngươi tất cả đó.

Dứt lời, bà lão dùng mu bàn tát vào mặt đạo sĩ một cái mắng:

– Ngươi không biết kính trọng bậc tiền bối! Ai dạy ngươi những cử chỉ vô lễ thế?

Cái tát cấy quá mạnh và quá nhanh, đạo sĩ kia không tránh được, để trúng vào phía thái dương đau nhói. Đạo sĩ ngã quỵ xuống đất kêu cứu.

Hai đạo sĩ đứng ngoài nghe tiếng kêu thất thanh biến sắc lẩm bẩm:

– Lại gây rắc rối với vị tiền bối rồi.

Đoạn hai người tiến vào, một người bên mặt, một người bên trái tấn công bà lão.

Tôn bà thấy hai ngườ xuất thủ, biết ngay họ dùng thế trận Bắc đẩu vô cùng lợi hại nên chẳng muốn nghênh chiến, vội cắp Dương Qua nhảy thoát lên tường.

Nhìn về phía chân tường không thấy bóng người, bà lão toan nhảy xuống thì bỗng có một giọng quát lớn:

– Xuống ngay.

Tiếng hét vừa dứt thì bõng một đạo nhân xuất hiện. Hanứ chuyển khí và giơ cả hai tay ra, trong lúc Tôn Bà còn lơ lửng trên không, nhảy chưa xuống đất, tay mắc cặp Dương Qua chân không chỗ dựa để đối phó với đòn chưởng ấy.

Tuy vậy Tôn bà vẫn lách người đi tránh được sức mạnh của đối phương.

Khi Tôn bà xuống đến mặt đất thì lại bị sức công của bày đạo sĩ đánh một lượt, bà lão chỉ còn có cách luig lại để tránh.

Mấy người này dồn cả nội khí ra ép bà lão vào góc tường.các đạo sĩ này thuộc vàop hàng đệ tam đại đệ tử là những tay cự phách, giữ nhiệm vụ đứng phònh thỉ bên ngoài võ điện.

Qua một lúc giao đấu, có lúc tiến, có lúc thoái, bà lão vẫnk hông nao núng. Các đạo sĩ sở dĩ dồn vào được tận góc tường là vì bà lão một tay mắc bồng Dương Qua còn một tay ddể đối phó. Nếu không, bảy đạo sĩ kia không làm sao địch nổi bà.

Qua mười hiệp đấu, người chỉ huy phòng thủ là Trướng chí Quang được biết đối phương không thể nào làm gì hơn được, bèn ra lệnh đốt đèn lên để vây hãm bà lão.

CHỉ mười chiéc lồng đèn ánh sáng đủ làm rực rỡ một phía góc tường.

Bây giờ nét mặt xấu xí của bà lão đượm vẻ buồn lành lạnh làm cho ai troiong thấy cũng phải khiếp sợ.

Trương chí Quang ra lệnh cho các đạo sĩ khép chặt vòng vây chỉ giữ bà lão không cho thoát chứ không tấn công nữa.

Các đạo sĩ được lệnh liền nhảy lùi lại, rút tay về trước ngực để nhận điện lực của mình quy hồi nội thân, đứng giữ thế thủ.

Tôn bà thấy vậy cười nhạt nói:

– Toàn Câhn môn phái vang danh tron thiên hạ, thật chẳng lưu truyền. Mây thanh niên vây đánh một bà già và một đứa con nít, cử chỉ bắt nạt như thế có anh hùng chăng?

Trương chí Quang mặt mày đỏ lên vì hổ thẹn, gượng gạo nói:

– Chúng tôi có nhiệm vụ canh gác nơi võ điện này, bất kỳ kẻ lạ mặt nào đến đều phải bị giữ lại. Bà đã ngang nhiên vào thì phải cúi đầu mà ra.

Tôn bà cười ha hả nói:

– Thế nào? Ngươi bảo ta phải cúi đầu mà ra ư?

Dứt lời, bà lão xông tới đánh vào mặt Trương chí Quang một chuỳ đau nhói lên.

Trương chí Quang không kịp né tránh cú đánh bất ngờ ấy, vận nội công chịu đựng.

Đợi cho hết đau, Trương chí Quang tiến tới một bước nói:

– Có khó khăn gì đâu mà bà phải giận dưqx. Nếu bà làm đúng ba điều kiện này chuíng tôi sẽ mở rộng vòng vây cho bà trở về mộ đài.

Bà lão hỏi:

– Ba điều kiện gì vậy?

Trương chí Quang nói:

– Điều thứ nhất bà phải đưa chai thuốc giải độc để cứu chữa cho Triệu chí Kính. Điều thứ hai bà phải hoàn trả đứa bé kia cho môn phái Toàn Câhn vì nó là đệ tử của môn phái Toàn Câhn, chỉ có những người trong môn pháiToàn Chân mới có quyền định đoạt số phận của nó. Điều thứ ba là bà đã đương nhiên đột nhập vào Trùng Dương Cung mà quỳ gối tạ tộ.

Tôn bà cất tiếng cười hề hề, nói:

– ta cũng phải về báo cho Tiểu long Nữ cô nương rằng các đạo sĩ Toàn Chân không có ai lầm lỗi chi cả chỉ có già này lầm lỗi mà thôi. Thôi lại đây, ta xin cúi đầu đền tội với ngươi.

Dứt lời, bà lão quỳ gối xuống đất làm cho Trương chí Quang không ngờ ngỡ rằng bà đã nhậ lỗi. Bỗng nhiên từ phía sau lưng Tôn Bà, một mũi tên bắn ra trúng vào hàm bên trái của Trương chí Quang. Tên bắn nhanh quá sức, Trương chí Quang không tránh kịp chỉ biết kêu lên một tiếng ” ối trời “.

Thứ khí giới bí ấy làm cho mọi người xôn xao, sửng sốt, không ai hiểu ra sao cả.

Thực ra Tôn bà đã để sẵn một chiếc cung trong lưng áo, lúc cúi xuôpngs cánh cung bị hai vai ấn xuống, dẩy dây cung bất lên, tên chọc qua khỏi lằn vải mà bắn tra. Cái khó là làm sao xử dụng được hai vai ấn trúng cánh cung không động đến giây cung và làm sao cúi xuống vừa tầm để nhắm trung kẻ địch. Tôn bà trong bụng muốn bắn vào cổ họng Trương chí Quang nhưng đã nhắm sai bắn trúng lên quai hàm.

Lúc đó, các đạo sĩ đều cung kiếm một lên lượt. ánh kiếm loang loáng khắp nơi. Tôn bà dựa vào tường để giữ thế thủ, và mỉm cười đoán biết câu chuyện ngày hôm nay còn dây dưa rắc rối hơn thế nữa. Bẩm tính của bà lão vốn chẳng bao giờ chùn chân trước khó khăn, và khuất phục trước uy vũ, cho nên bà lão quay sang nói với Dương-Qua:

– Cháu có sợ chăng?

Dương-Qua lúc đó thấy bọn đạo sĩ tuốt kiếm ra, phủ vây bốn phía, nghĩ thầm:

– Nếu chú Quách-Tỉnh mà gặp trường hợp nầy thì bọn đạo sĩ khốn kiếp kia phải tan xương nát thịt tức thì. Còn Tôn bà tuổi tác quá già nua, chẳng biết có đối phó với chúng được không?

Nghe Tôn bà hỏi, Dương-Qua dõng dạc đáp:

– Dám thưa Tôn bà, xin Tôn bà để cho cháu xông ra, dẫu chúng có giết cháu cũng được, cháu chẳng bao giờ sợ chết.

Tôn bà thấy thằng bé can đảm khác thường, vì mình mà nó liều chết, lòng lại thấy thương yêu hơn nữa.

Bà lão nói:

– Bà đâu có để cháu chết nơi chốn nầy để chúng hả lòng hả dạ?

Đột nhiên, bà lão quát lớn lên một tiếng, tức thì hai thanh kiếm của đối phương lọt vào tay bà. Bà lão lại tung mình tới dùng chân đá vào một huyệt ở cổ tay một đạo sĩ làm cho đạo sĩ ấy bủn rủn phải buông kiếm ra. Nhanh như chớp, bà lão đoạt thanh kiếm giắt vào mình, rồi lại tung người sang phía khác nắm lấy cổ tay một đạo sĩ nữa. Tay bà vừa rờ đến thì thanh kiếm của đạo sĩ ấy không còn hiệu lực, phải rời ra khỏi bàn tay lập tức.

Chỉ loáng mắt, bà lão đã đoạt bốn thanh kiếm của bốn đạo sĩ như chơi.

Các đạo sĩ thấy lối thoát của bà lão vô cùng lợi hại, đều trố mắt nhìn, lấy làm kinh ngạc.

Tôn bà trao cho Dương-Qua một thanh kiếm và nói:

– Cháu có dám ra tay với những tên đạo sĩ hèn hạ này chăng?

Dương-Qua thưa:

– Thưa Tôn bà, họ là kẻ hèn hạ, cháu dẫu là đứa trẻ thơ vẫn không sợ họ bao giờ. Nhưng cháu chỉ tiếc thiếu mặt một người…

Bà lão hỏi:

– Người nào? Người ấy là ai?

Dương-Qua nói:

– Người ấy là một kẻ biết sỉ nhục, rõ được lẽ phải trái. Người ấy sẽ chứng kiến cái uy dũng của phái Toàn-Chân ngày hôm nay ra tài để uy hiếp một bà lão và một trẻ thơ.

Dương-Qua tuy còn bé song nó lanh lợi lắm. Qua một hồi nghe Tôn bà và Trương-chí-Quang đối đáp, nó khai thác được chỗ yếu của đối phương. Vì vậy nó đã đánh một đòn tâm lý vào các đạo sĩ trước mặt nó.

Quả nhiên danh dự của các đạo sĩ bị chạm! Câu nói của nó đã làm cho các đạo sĩ Trùng-Dương cung nổi lên lòng tự ái. Họ nhìn nhau bàn tán:

– Hay là chúng ta vào trình với sư trưởng quyết định.

Trương-chí-Quang từ lúc bị trúng tên đau buốt, đau mỗi lúc một tăng, lòng lại sợ bà lão dùng tên độc thì bỏ mạng nên hắn cố bắt sống bà lão cho được để đổi thuốc giải độc.

Hắn nói:

– Chúng ta cứ bắt sống cho được bà lão trước đã, rồi sẽ trình cùng sư trương cũng chẳng muộn.

ấy chỉ vì Trương-chí-Quang nghĩ sai lầm mà xảy ra câu chuyện đáng tiếc.

Hơn nữa, lúc bấy giờ Mã-Ngọc, người điều khiển nơi Trùng-Dương cung lại mắc đi ra ngoài mười dặm để tu tỉnh, việc trong Trùng-Dương điện giao cho Doãn-chí-Bình định đoạt. Nếu Mã-Ngọc hay được chuyện ấy hắn đã tìm cách dàn xếp, không dám vô lễ với Tôn bà.

Tiếc thay! Mã-Ngọc không có ở đây, Trương-chí-Quang vì sợ chết quên các nghĩa nhân, còn Xích-đại-Thông thì tánh tình nóng nảy, không suy trước tính sau.

Trận Bắc đẩu lần lần thu hẹp lại. Tuy vậy, Tôn bà cũng bị bó tay vì vướng Dương-Qua. ấy thế mà các đạo sĩ kia không thể tiến quá ba thước sát bà, vì bà đã thủ một thế rất lợi hại.

Nếu trận đấu đó chính Trương-chí-Quang điều khiển thì thế trận sẽ biến hóa vô cùng lợi hại. Đằng này Trương-chí-Quang bị thương, lòng nơm nớp lo sợ, vết thương mỗi lúc một đau, máu cứ rơm rớm chảy mãi, nên Trương-chí-Quang không dám ra trước trận tiền, chỉ đứng một chỗ hô hoán. Do đó uy thế Thiên cang Bắc đẩu trận bị sút giảm đi nhiều.

Phần khác, các đạo sĩ đánh mãi không thắng, lòng rất hoang mang.

Bà lão lợi dụng cơ hội ấy, hét lên một tiếng, buông thanh trường kiếm xuống, xông vào giữa rừng gươm thộp cổ một đạo sĩ ít tuổi lôi ra khỏi vòng vây, và nói:

– Nhãi con khốn kiếp! Bây giờ là lúc chúng bay phải nhường đường cho ta đi.

Thế trận bị rối loạn. Tôn bà toan phi thân nhảy ra ngoài vòng chiến thì đàng sau bỗng có một người xuất hiện, nắm lấy cổ tay bà lão, làm cho bà lão đau buốt phải buông đạo sĩ kia ra để tự vệ.

Nhanh như chớp, Tôn bà tấn công vào kẻ mới đến một đá. Người mới đến đưa tay chận được đòn cước của ba lão rồi đánh trả lại một đòn.

Khí lực hai bên chạm nhau làm cho mỗi người phải dang ra mấy bước. Tôn bà nhìn đối phương nghĩ thầm:

– Chà! Tay nầy cũng cừ khôi lắm!

Người kia, sau khi lùi lại mấy bước đã vận dụng nội công kịp liền tấn công vào bà lão một đòn thứ hai. Bà lão đưa hai bàn tay ra trả miếng lại, nhưng lần nầy bà lão phải lùi thêm hai bước. Đối phương tiến tới và vận dụng sức lực đánh ngón đòn thứ ba. Ngón đòn nầy còn nặng hơn gấp mấy lần hai ngón đòn trước. Bà lão bị ép vào chân tường, tâm thần không còn được thư thái nữa.

Thấy đối phương hung hăng và lợi hại, bà lão liếc nhìn dung mạo thấy đó là một đạo sĩ tóc bạc râu dài, thân hình quắc thước, chính là đạo sĩ đã dùng đuốc để xua đuổi bầy ong bạch, tên hắn là Xích-đại-Thông vậy.

Nội công của Xích-đại-Thông rất thâm hậu, nổi tiếng trong phái Toàn-Chân, còn bà lão tuy võ nghệ cao cường song tuổi tác già nua làm sao địch lại. Nếu Xích-đại-Thông vận dụng hết nội công thì Tôn bà lùi bước là phải.

Tuy nhiên, Tôn bà bổn tính cương ngạnh, thà chết chứ chẳng khuất phục ai, bà nói lớn:

– Ta nhất định giữ đứa bé nầy. Nếu ngươi muốn bắt nó lại thì hãy giết ta trước đã.

Xích-đại-Thông biết Tôn bà đối với Tổ sư Vương-trùng-Dương trước kia ân nghĩa thật sâu xa, nên chẳng dám đem hết sức mình làm cho bà lão bị tổn thương, liền ôn tồn nói:

– Chúng ta từ mấy chục năm nay là chỗ lân cư, lẽ đâu chỉ vì một đứa bé dại khờ kia mà để mất hòa khí?

Tôn bà cười nhạt, nói:

– Ta đến đây với tất cả thịnh tình giao hảo nên mang theo thuốc giải độc để cứu Triệu-chí-Kính. Ngươi hỏi lại tên đệ tử của ngươi ăn nói với ta như thế nào?

Xích-đại-Thông chưa kịp đáp lời thì bà lão đã tung người lên, dùng chân đá vào bụng dưới Xích-đại-Thông một đòn rất mạnh.

Ngón cước ấy nhanh như điện, lẹ làng đến nỗi chân đá mà kiếm không kịp tung lên. Ngón đá ấy bà lão đã dày công tu luyện được mệnh danh là ngón “Quần lý thối” nghĩa là đã ngầm trong mộng.

Ngọn đá trúng vào bụng dưới Xích-đại-Thông đánh nhói một cái. Xích-đại-Thông hứng chịu, không kịp lùi lại để làm giảm bớt sức mạnh.

Tuy nhiên, là một đệ tử cao thủ của Vương-trùng-Dương, đã nhiều kinh nghiệm giao đấu với các bậc anh hùng trong thiên hạ, Xích-đại-Thông dù có bị đau cũng đã quen chịu. Vả lại sức nội công của Xích-đại-Thông rất mực uyên thâm nên không làm cho hắn giảm mất nhuệ khí.

Cơn nóng giận phừng phừng, Xích-đại-Thông vận hết sức lực mình dồn vào hai tay, miệng hét lên một tiếng, đánh tạt về phía Tôn bà. Sức gió và áp lực nội công của Xích-đại-Thông quá mạnh, đẩy bà lão đánh huỵch vào tường.

Tường bị rung chuyển, gạch ngói rơi xuống, và bà lão bị hộc máu ra, té xỉu xuống.

Dương-Qua thấy thế kinh sợ, nhảy tới án ngữ trước mặt Tôn bà, và nói lớn:

– Các người là quân sát nhân! Sao không giết ta lại giết Tôn bà?

Tôn bà mở mắt khe khẽ mỉm cười, nói:

– Cháu ơi! Có lẽ ta phải chết ở chốn nầy chăng?

Dương-Qua đau lòng, hai tay ôm Tôn bà, quay mặt về phía đạo sĩ, quên rằng mình đang ở trong tình thế hiểm nghèo, nói lớn:

– Hãy giết ta đi! Hãy giết ta nữa đi! Ta quyết chết theo Tôn bà.

Lúc đó Xích-đại-Thông thấy lòng hối hận, tiến bước về phía Tôn bà để xem xét thương thế Tôn bà ra sao. Nhưng Dương-Qua chắn lối, không để ai động đến Tôn bà cả.

Xích-đại-Thông hét:

– Dương-Qua, hãy tránh ra để ta xem Tôn bà ra thế nào.

Dương-Qua không tin lòng tử tế của ai cả, hai bàn tay nó cứ ôm chặt lấy Tôn bà.

Nói mãi, Dương-Qua vẫn chẳng nghe lời. Xích-đại-Thông liền gỡ tay nó ra, hất mạnh nó một cái làm cho nó té sang một bên.

Nó tức giận, hét:

– Đạo sĩ khốn nạn! Ta không bao giờ để chúng bây hãm hại Tôn bà.

Đang lúc Xích-đại-Thông dằng co với Dương-Qua thì đằng sau bỗng nhiên nổi lên một giọng nói lạnh lùng:

– Bắt nạt bà già trẻ con như thế có đáng một anh hùng chăng?

Giọng nói lạnh như băng tuyết ấy làm cho mọi người kinh ngạc. Xích-đại-Thông quay đầu lại thì thấy một thiếu nữ nhan sắc diễm ảo đã đứng sững trước điện đài từ bao giờ.

Nàng nõn nà trong bộ xiêm y màu trắng, thần sắc lạ lùng không biết lấy gì để so sánh. ánh mắt sáng ngời nhưng lạnh lùng của nàng như có mãnh lực trấn áp, chế ngự mọi người khác.

Bấy giờ, nơi Trùng-Dương cung tiếng chuông báo động cho môn đệ xa gần trong phạm vi mười dặm phải cẩn mật canh phòng thế mà nàng lọt vài đại điện chẳng một ai hay biết.

Xích-đại-Thông có cảm giác rờn rợn trước cái uy nghi của thiếu nữ. Ông ta cất tiếng hỏi:

– Cô nương là ai? Đến đây có điều chi chỉ giáo?

Thiếu nữ không đáp, tiến về phía Tôn bà.

Dương-Qua ngẩng đầu lên trông thấy buồn rầu nói:

– Kính thưa Long cô nương, người đạo sĩ độc ác kia đã đánh chết Tôn bà rồi.

Người thiếu nữ y phục màu trắng đó chính là Tiểu-long-Nữ.

Nàng có ngờ đâu Tôn bà cõng Dương-Qua rời khỏi mộ đài, vào Trùng-Dương cung, vì thế bách phải giao đấu, đến nỗi bị Xích-đại-Thông đánh trọng thương.

Khi thấy Dương-Qua lấy thân mình che chở cho Tôn bà, Tiểu-long-Nữ nghĩ bụng:

– Thằng bé nầy có bản tính thế nhân, đa tình, đa cảm.

Đến khi thấy Dương-Qua ôm Tôn bà khóc nức nở. Tiểu-long-Nữ nói:

– Việc gì phải thế? Ai lại khỏi chết được?

Tôn bà là người nuôi nấng Tiểu-long-Nữ từ tấm bé, ơn sâu nghĩa nặng chẳng khác tình mẹ con, Tiểu-long-Nữ há chẳng biết lẽ ấy sao? Chẳng qua bẩm tính của nàng trầm tĩnh, lại đã luyện nội công từ ngày thơ ấu. Trong phép luyện nội công thì iệc trừ thất tính: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục là điều cần thiết. Bởi vậy, dầu việc gì đau đớn bi thương, hờn giận đến đâu nàng cũng vẫn lạnh lùng như băng tuyết. Tình cảm của nàng có lẽ cũng vì cuộc sống mà khác hơn người thường chăng?

Xích-đại-Thông thoáng thấy Tiểu-long-Nữ hơn buồn một chút rồi vẻ mặt lại thản nhiên không hề đổi sắc.

Nàng ung dung đưa mắt nhìn các đạo sĩ qua một loạt. Các đạo sĩ gặp phải thái độ lạnh lùng của nàng, ai nấy đều rợn người như chạm phải băng tuyết, chỉ trừ Xích-đại-Thông sức nội công đã uyên thâm nên tâm vẫn định.

Tiểu-long-Nữ cúi xuống hỏi bà:

– Tôn bà bị đả thương vào đâu thế?

Tôn bà thở dài nói:

– Cô nương! Từ trước đến nay tôi chẳng hề dám phiền đến cô nương, nay có việc cần cô nương giúp đỡ, chẳng biết cô nương có vui lòng chăng?

Tiểu-long-Nữ linh cảm rất thông, nghe Tôn bà nói nàng đã đoán biết ý định phần nào, liền hỏi:

– Tôn bà có điều gì sai bảo con đây?

Tôn bà khẽ gật đầu, lấy tay chỉ vào Dương-Qua.

Rồi bà ngất xỉu đi, không nói nên lời nữa.

Tiểu-long-Nữ nói:

– Tôn bà muốn dặn con coi sóc nó phải không?

Tôn bà vận dụng hết tàn lực phều phào nói:

– Cô nương, lo liệu, săn sóc, dạy dỗ cho nó nên người, không thể gởi gắm nó vào tay ai được.

Tiểu-long-Nữ chần chờ nói:

– Lo liệu cuộc đời cho nó ư?

Tôn bà với giọng nói đã hết sinh lực, nhưng vẫn cố gắng nhếch mồm, ú ớ:

– Này cô nương! Nếu già nầy chưa chết thì vẫn còn săn sóc cô nương. Lúc còn nhỏ, già đã chăm nom cô nương từng miếng ăn miếng trông… bây giờ cô nương báo đền cho già như thế sao?

Tiểu-long-Nữ thở dài, cắn môi nói:

– Được! Con xin tuân lời Tôn bà.

Trên nét mặt xấu xí của Tôn bà hiện lên một nét vui. Bà mỉm cười, mắt nhìn sang phía Dương-Qua như muốn nói điều gì, nhưng không còn nói được nữa.

Dương-Qua biết ý, ghé sát vào mặt bà lão, khe khẽ thưa:

– Thưa Tôn bà, Tôn bà muốn bảo cháu điều gì?

Bà lão nói trong hơi thở:

– Cháu hãy ghé vào nữa, ghé vào mồm ta…

Dương-Qua ghé tai sát bên mồm. Tôn bà chỉ còn nói được mấy tiếng:

– Cháu cởi áo bông ngoài của ta, áo này…

Tôn bà không còn hơi nữa. Huyết từ trong miệng chảy ồng ộc. Bà thở dốc lên, trợn mắt rồi nhắm nghiền lại.

Dương-Qua kêu thất thanh:

– Tôn bà! Tôn bà ơi!

Rồi hắn ôm Tôn bà khóc không ngó.

Người đàn bà xấu xí nhất đời lại có tấm lòng vàng ngọc kia không còn nữa. Bà đã chết trong lúc bà mang thuốc đến để cứu kẻ địch thật đáng quí hóa cho lòng từ tâm của bà.

Những tiếng khóc thảm thiết của Dương-Qua thốt ra tự lòng chân thành, thương tiếc một người đã chết vì nghĩa làm cho các đạo sĩ không khỏi áy náy.

Xích-đại-Thông bước đến bên xác Tôn bà, cúi đầu hành lễ, lẩm bẩm:

– Thưa Tôn bà, tôi lỡ tay đánh Tôn bà đến mạng vong, thật tôi có tội với kẻ tiền bối. Tuy nhiên đó là chuyện rủi ro, thực tình tôi không cố ý, xin vong linh Tôn bà xét cho.

Tiểu-long-Nữ đứng gần đó, nét mặt vẫn bình thản như mặt nước hồ thu. Nàng liếc nhìn Xích-đại-Thông trong lúc ấy Xích-đại-Thông cũng đưa mắt nhìn Tiểu-long-Nữ để dò xét ý tứ.

Qua một lúc, Tiểu-long-Nữ nhíu đôi mày, trừng mắt nói với Xích-đại-Thông:

– Sao? Nhà người không chịu hủy diệt để đền tội còn đợi chừng nào?

Xích-đại-Thông là kẻ võ nghệ cao cường, tâm đạo khá cao, thế mà khi nghe câu nói đầy vẻ uy phong của Tiểu-long-Nữ cũng phải rởn ốc.

Xích-đại-Thông ú ớ:

– Sao? Sao…?

– Giết người phải đền mạng. Nếu ngươi biết điều tự xử lấy thì ta có thể dung tha cho tất cả các đạo sĩ ở Trùng-Dương cung nầy.

Xích-đại-Thông đứng lặng người đi một lúc. Trong khi ấy các đạo sĩ kia nhao nhao lên vì sợ sệt cũng có, vì tức giận cũng có.

Sau phút giận dữ vì chạm lòng tự ái, Xích-đại-Thông trở lại trầm tĩnh, kêu Tiểu-long-Nữ nói:

– Tiểu cô nương mau lùi bước. Tuy lời nói của cô nương có xúc phạm đến danh dự của môn phái ta, song cô nương là một cô gái bé bỏng chúng ta không trách móc làm gì.

Tiểu-long-Nữ không nói gì cả, thong thả lấy ra hai cuộn dây trắng toát như hai vuông lụa, dùng tay mặt quấn lấy đầu dây.

Các đạo sĩ đứng xung quanh lấy làm lạ, không biết nàng lấy cuộn dây để làm gì, và tác dụng cuộn dây ấy ra sao.

Tiểu-long-Nữ nhìn Xích-đại-Thông ung dung nói:

– Lão đạo sĩ kia, ngươi đã ham sống sợ chết không chịu tự vẫn thì hãy rút kiếm ra để ứng chiến.

Xích-đại-Thông rầu rầu nói:

– Bần đạo đây lỡ tay làm bà lão bị tử thương, thực ra không muốn có sự xích mích như thế. Vậy cô nương liệu bề cõng Dương-Qua ra khỏi điện này thì tốt hơn.

Nói như thế, Xích-đại-Thông nghĩ rằng, Tiểu-long-Nữ còn nhỏ tuổi dẫu võ nghệ cao cường đến đâu nữa cũng chẳng qua như Tôn bà là cùng. Nay Xích-đại-Thông đã nhân nhượng lắm rồi.

Nhưng Xích-đại-Thông có ngờ đâu lời nói của hắn chỉ là một cơn gió thoảng, không lọt vào tai Tiểu-long-Nữ.

Nàng vung tay trái lên một cái thì một dải lụa trắng được phóng ra đụng vào mặt Xích-đại-Thông; sự xảy đến thực không ngờ được.

Dưới ánh sáng của những cây nến, dải lụa lóng lánh ở ngoài đầu một vật tròn như một quả cầu bằng kim khí.

Xích-đại-Thông thấy nàng xuất thủ mãnh liệt và nhanh như chớp, êm như ru, lại sử dụng một thứ vũ khí quái dị, chưa tìm ra cách nào để ứng phó.

Xích-đại-Thông là người đã lớn tuổi, giàu kinh nghiệm chiến đấu trên bước giang hồ, nên việc gì dẫu lớn nhỏ cũng đều dè dặt.

Vì vậy, thấy Tiểu-long-Nữ xuất thủ, hắn chỉ né tránh để xem chừng sức lực và tài nghệ của đối phương.

Dải lụa của Tiểu-long-Nữ có thể tự động sai khiến quả cầu quay tít trên không nhắm vào đối phương tấn công như vũ bão.

Ba tiếng “tinh! tinh! tinh” ngân dài, quả cầu nhanh như chớp nhảy lên nhảy xuống ba lần điểm vào ba huyệt đạo: tử bạch, hạ quan và địa thương không sai một mảy.

Xích-đại-Thông là người đã giàu kinh nghiệm, trông xa thấy rộng, nên khi nghe tiếng “tinh, tinh, tinh” của quả cầu biết ngay địch thủ dùng ngón độc liền ngả người về phía sau dùng thế “thiết băn kiều” để tránh. Xích-đại-Thông để cho quả cầu xoay qua khỏi mũi mình rồi lần lần đưa tay đẩy sang một bên.

Ngón “Thiết băn kiều” có nghĩa là tấm cầu bằng sắt. Ngón nầy Xích-đại-Thông đã dày công rèn luyện mấy mươi năm trời, nhờ sức nội công uyên thâm mới có thể luyện nổi…

Thật vậy, thế ấy đã cứu nguy cho Xích-đại-Thông trước làn kinh cầu của Tiểu-long-Nữ.

Sau khi quả kim cầu bị mất hiệu lực, Tiểu-long-Nữ thầm nghĩ:

– Ta dùng quả cầu điểm huyệt đối phương cả trăm lần chưa sai một, thế mà tên đạo sĩ nầy tự giải cứu được, kể ra hắn cũng thuộc vào bậc nhất trong thiên hạ rồi.

Tuy Xích-đại-Thông vận nội công dùng miếng võ điêu luyện để phản nguy, song không vì thế mà tránh khỏi ảnh hưởng về điện lực. Sức quả cầu quá mạnh, làm cho Xích-đại-Thông phải dùng hết sức mình. Mặt ông ta bỗng tái nhợt đi, rồi đờ người ra.

Các đạo sĩ đứng xung quanh tuy không phải là học trò của Xích-đại-Thông, song thấy Xích-đại-Thông như thế đều nóng lòng nhảy vào tiếp cứu.

Bốn vị đạo sĩ thuộc vào hạng khá, vung trường kiếm xốc vào.

Tiểu-long-Nữ hét:

– Này, hãy chuẩn bị binh khí chống đỡ đi.

Dứt lời, nàng múa hai tay lên, hai dải lụa trắng như hai con rắn uốn khúc trên không. “Tinh! tinh!” hai tiếng, rồi “Tinh! tinh!” hai tiếng nữa, huyệt “đại uyên” ở cổ tay các đạo sĩ đều bị quả cầu bằng kim khí điểm vào, bốn thanh trường kiếm rơi xuống đất.

Các đạo sĩ tái mặt kẻ ôm đầu người rút cổ bỏ chạy ra khỏi vòng chiến đấu.

Xích-đại-Thông lúc đầu gặp Tiểu-long-Nữ không ngờ nàng có một sức nội công mãnh liệt như thế nên thiếu đề phòng. Bây giờ hắn đã lấy lại được uy mãnh, bước đến giật một thanh trường kiếm trong tay một đạo sĩ gần đây, và nói với Tiểu-long-Nữ:

– Long cô nương tài nghệ đến mức tuyệt luân. Bần đạo không còn dám khinh xuất trước cô nương nữa, mong cô nương chỉ giáo cho bần đạo một ngón cao cường hơn.

Tiểu-long-Nữ gật đầu một cái. Tức thì hai tiếng “Tinh! tinh!” phát ra, dải lụa trắng từ tay trái sang tay phải vút ngang mặt Xích-đại-Thông rồi lại thu về.

Xích-đại-Thông ngả người ra tránh và so tài mình với Tiểu-long-Nữ thấy còn thua nàng một bực.

Để tỏ lòng tôn kính bậc lớn tuổi hơn mình, Tiểu-long-Nữ nhường cho Xích-đại-Thông đánh trước ba ngọn.

Xích-đại-Thông vung kiếm tấn công ba hiệp liên tiếp, nhưng Tiểu-long-Nữ như một vị nữ thần không hề nao núng. Nàng chỉ tung dải lụa kia ra làm vũ khí của Xích-đại-Thông trở nên yếu hèn vô dụng.

Xích-đại-Thông nghĩ bụng:

– Người con gái nầy có nhiều ngón võ độc đáo, được rèn luyện rất công phu, nếu nàng được nhiều kinh nghiệm giao đấu nữa thì chắc trong thiên hạ không ai bì kịp.

Nghĩ như vậy, Xích-đại-Thông cố dùng hết cái uyên thâm về kiếm thuật trong phái Toàn-Chân để đối phó với thuật dùng kim cầu của Tiểu-long-Nữ.

Kiếm pháp phái Toàn-Chân quả thật mãnh liệt, Xích-đại-Thông cố gắng biểu diễn hết những nét độc đáo trong nghề, mong áp đảo hai quả kim cầu kia.

Các đạo sĩ đứng xung quanh đều nín hơi xem đấu. Dưới ánh đèn lồng, thấp thoáng bóng một thiếu nữ xiêm y màu trắng uyển chuyển như một cành mai, sắc đẹp như một nữ thần và một lão đạo sĩ da hồng, râu tóc phất phơ, áo quần màu tro, chít khăn vàng, đang so tài thử sức mỗi lúc một kịch liệt.

Với mười năm khổ công rèn luyện, Xích-đại-Thông là một tay kiếm lợi hại trong hạng ba bốn người tài cao của phái Toàn-Chân thế mà khi đem so với Tiểu-long-Nữ trong ít chục hiệp, người ta thấy đường kiếm của Xích-đại-Thông mỗi lúc một bối rối thêm.

Tiểu-long-Nữ thì vận dụng hết tinh lực của hai quả cầu, xử dụng bằng hai dải lụa, uốn khúc như rồng bay phượng múa, thỉnh thoảng phát ra những tiếng “Tinh! Tinh” làm cho đối phương phải hồn xiêu phách lạc.

Đánh lâu mà không sao áp đảo được đối phương. Xích-đại-Thông tự hổ thẹn cho tài nghệ mình, lòng bối rối, khiến cho sức nội công vì thế mà suy giảm. Đường kiếm bám sát vào dải lụa không cho kim cầu tự do hoạt động, bây giờ chỉ đủ sức ngăn cản kim cầu không còn áp đảo được sức vùng vẫy của hai dải lụa nữa.

Đánh thêm ít hiệp nữa, sức vùng vẫy của hai dải lụa đã điều khiển hai kim cầu một cách mạnh mẽ chạm vào lưỡi kiếm của Xích-đại-Thông nghe lẻng kẻng.

Xích-đại-Thông kinh hãi, liền vận dụng sức nội công uyên thâm của mình mong đánh đội hai quả kim cầu trở lại. Mũi kiếm được nội công tiếp sức tấn công như vũ bão.

Các đạo sĩ đứng xem hoan hô cổ võ khi thấy Xích-đại-Thông phóng mũi kiếm quấn vào dải lụa chuyển về phía tay Tiểu-long-Nữ. Nếu Tiểu-long-Nữ không buông dải lụa tất mũi kiếm đâm lủng tay.

Nào ngờ, Tiểu-long-Nữ mặt lạnh như đồng, chẳng hề đổi sắc dùng tay phải chận thanh kiếm rồi hãm khí phóng ra. Thanh kiếm bị gãy làm đôi nơi giữa lưỡi.

Thấy thế các đạo sĩ la thất thanh, và kinh ngạc.

Xích-đại-Thông chạy đến tay run run lượm thanh kiếm gãy, mặt tái đi vì hổ thẹn, nghĩ bụng:

– Công phu ta tập luyện mấy mươi năm trời, nay đánh không lại một đứa con gái nhỏ thế nầy, còn gì là uy danh nữa.

Đoạn Xích-đại-Thông cất giọng nói với Tiểu-long-Nữ:

– Bần đạo xin khuất phục tài nghệ cô nương. Vậy cô nương có quyền đem Dương-Qua về dạy dỗ. Chúng tôi xin nhường hắn cho cô nương đó.

Tiểu-long-Nữ lạnh lùng đáp:

– Ngươi đánh chết Tôn bà rồi chịu nhường đệ tử và thú nhận cái bất lực của ngươi như thế là xong chuyện ư?

Xích-đại-Thông ngẩng mặt lên trời cười ngạo nghễ nói:

– Nếu biết ta là một đạo sĩ biết trọng danh dự, ngươi chớ quá hồ đồ.

Dứt lời Xích-đại-Thông đưa lưỡi kiếm gãy vào cổ toan quyên sinh.

Ngay lúc đó, bỗng một tiếng “keng” nổi lên làm đội lưỡi kiếm của Xích-đại-Thông ra, rơi xuống đất.

Xích-đạo-Thông ngạc nhiên nghĩ thầm:

– Ai đã dùng thủ đoạn nầy để cản trở ta? Kẻ nào đây nhỉ?

Hắn quay lại nhìn, không thấy bóng người nào cả.

Nghĩ một lúc Xích-đại-Thông lẩm bẩm:

– Chỉ có Khưu-xứ-Cơ mới sử dụng được ngón bí quyết này.

Nghĩ như vậy Xích-đại-Thông nói lớn:

– Thưa sư huynh, đệ tử là kẻ bất tài đã làm nhục cho môn phái xin sư huynh xét lại.

Dứt lời, Xích-đại-Thông lại cúi xuống nhặt thanh kiếm gãy lên.

Bỗng từ ngoài võ điện, một tràng cười nổi lên, tiếp theo giọng nói:

– Sư đệ Xích-đại-Thông ơi! Thua được là chuyện thường. Đây là một dịp thúc đẩy chúng ta phải tập luyện nhiều hơn nữa. Đã có mười tám người nữa rửa nhục cho sư đệ.

Rồi theo tiếng nói đó, một đạo sĩ râu tóc bạc phơ, tay cầm trường kiếm nhảy qua bức tường mà nói.

Đạo sĩ ấy chính là Khưu-xứ-Cơ. Bẩm tính Khưu-xứ-Cơ ít ưa chuyện dài dòng khách sáo, nên vừa chạm mặt Tiểu-long-Nữ là ông ta vung trường kiếm đâm thẳng tới, và nói:

– Bần đạo là Trường-Xuân Khưu-xứ-Cơ xin lãnh giáo vài đường với người láng giềng tài cao.

Tiểu-long-Nữ đáp:

– Ngươi chắc thừa hiểu tài năng ta cũng chẳng có gì.

Đoạn nàng đưa tay bắt lấy thanh trường kiếm của Khưu-xứ-Cơ.

Xích-đại-Thông đứng bên ngoài trông thấy kêu thất thanh:

– Sư huynh! Sư huynh! coi chừng.

Nhưng câu nói Xích-đại-Thông đã trễ. Hai người đang vận nội công giành nhau thanh kiếm.

Một tiếng “rắc” thanh trường kiếm gãy làm đôi. Khưu-xứ-Cơ thất kinh. Còn Tiểu-long-Nữ lần nầy cảm thấy tay nàng đau buốt và ngực hơi thiếu thở.

Nàng nghĩ thầm:

– Lão nầy hơn Xích-đại-Thông một bực. Ta chưa luyện xong Ngọc nữ tâm kinh chưa chắc nắm phần thắng được.

Nghĩ như vậy Tiểu-long-Nữ một tay bồng xác Tôn bà một tay ôm Dương-Qua khinh thân qua khỏi vách tường biến dạng.

Khưu-xứ-Cơ và Xích-đại-Thông đã giao đấu với Tiểu-long-Nữ đoán biết tài vũ công của nàng cũng chẳng hơn họ bao nhiêu, song với lối khinh thân thần tốc của nàng làm cho mọi người không ngớt kinh dị. Tài khinh thân ấy không có một ai so sánh nổi.

Xích-đại-Thông nhìn Khưu-xứ-Cơ, nói:

– Thật là quá đỗi! Ôi thôi!

Khưu-xứ-Cơ nói:

– Xích sư đệ, chúng ta uổng công tập luyện mấy mươi năm trường, há chẳng chiêm nghiệm cuộc thua trận nhục nhã này sao? Nhưng thôi, chuyện nầy chưa vội, bây giờ một số trong chúng ta phải đi Sơn Tây gấp đã.

Xích-đại-Thông ngạc nhiên hỏi:

– Lại có việc gì gây rối sao? Có ai bị thương đó?

Khưu-xứ-Cơ nói:

– Chuyện nầy kể ra còn dài dòng. Hiện giờ Mã-Ngọc sư huynh đã lên đường rồi. Chúng ta tiếp tục nối gót.