Chương 15 : Hồng Ngạn phần 4

Tam Thể

Đăng vào: 2 năm trước

.

“Cô Diệp, cháu có một thắc mắc: lúc đó, tìm kiếm văn minh ngoài Trái Đất chỉ được coi là một nghiên cứu cơ bản ngoải rìa, tại sao công trình Hồng Ngạn lại có cấp độ bảo mật cao như vậy?” Nghe Diệp Văn Khiết kể xong, Uông Diểu hỏi.
“Thực ra, ngay từ giai đoạn đầu tiên của công trình Hồng Ngạn đã có người đưa ra câu hỏi này, đồng thời kéo dài đến lúc Hồng Ngạn kết thúc. Bây giờ, chắc cậu đã có đáp án rồi, chúng ta chỉ biết khâm phục tư duy vượt xa thời đại từ người quyết định tối cao của công trình Hồng Ngạn này mà thôi.”

“Đúng vậy, quả là vượt xa thời đại.” Uông Diểu gật đầu
Một khi tiếp xúc với nền văn minh ngoải Trái đất, xã hội loài người sẽ gặp ảnh hưởng ra sao và mức độ ảnh hưởng như thế nào, điều này mới chỉ được coi như một chủ đề nghiêm túc và nghiên cứu sâu một cách có hệ thống trong một hai năm gần đây. Nhưng hạng mục nghiên cứu này đã nhanh chóng nóng lên, kết luận đưa ra khiến người ta phải giật mình hốt hoảng. Những ước mong mang tính lý tưởng chủ nghĩa ngây thơ trước đây đều đã bị sụp đổ, các học giả phát hiện, trái ngược với mong muốn tốt đẹp của đại đa số mọi người, nhân loại không thể đoàn

kết thành một khối để tiếp xúc với văn minh ngoài Trái đất. Hiệu ứng mà sự tiếp xúc này gây ra cho văn hóa loài người không phải là kết hợp, mà là chia tách, xung đột giữa các nền văn minh khác nhau của loài người không những không tiêu biến mà còn tăng thêm. Nói tóm lại, một khi có tiếp xúc, sự khác biệt trong nội bộ nền văn minh Trái đất sẽ nhanh chóng kéo dãn khoảng cách, dẫn tới hậu quả khôn lường. Kết luận kinh người nhất là: hiệu ứng này hoàn toàn không có quan hệ gì đến mức độ và phương thức tiếp xúc (một chiều hoặc hai chiều), hay mức độ tiến hóa và hình thành của nền văn minh ngoải Trái đất mà chúng ta có khả năng tiếp xúc!

Đây là lý thuyết “Ký hiệu tiếp xúc” được nhà xã hội học Bill Mathers làm việc cho tập đoàn RAND đề ra trong cuốn sách Bức màn sắt 10.000 năm ánh sáng: Xã hội học của công cuộc tìm kiếm văn minh ngoài Trái đất. Ông ta cho rằng, việc tiếp xúc với nền văn minh ngoài Trái đất chỉ là một ký hiệu hoặc một công tắc, dù nội dung thế nào chăng nữa, cũng sẽ gây ra hiệu ứng giống nhau. Giả dụ, xảy ra một tiếp xúc mà chỉ chứng minh được sự tồn tại của nền văn minh ngoài Trái đất mà không có bất cứ nội dung thực chất nào – Mathers gọi đó là tiếp xúc sơ cấp – hiệu ứng đó cũng có thể bị khuếch đại qua thấu kính văn hóa và tâm lý của quần thể nhân loại, gây nên

ảnh hưởng mang tính thực chất cực kỳ lớn lao đối với tiến trình của văn minh. Sự tiếp xúc này, một khi bị quốc gia hoặc thế lực chính trị nào đó lũng đoạn, sẽ có ý nghĩa tương đương với thực lực kinh tế và quân sự.
“Vậy kết cục của công trình Hồng Ngạn thì như thế nào?” Uông Diểu hỏi.
“Chắc hẳn cậu có thể nghĩ ra được.”
Uông Diểu lại gật đầu, tất nhiên là anh biết, nếu Hồng Ngạn thành công, thế giới đã không còn là thế giới của hôm nay nữa rồi, nhưng anh vẫn nói một lời an ủi: “Thực ra, đến giờ cũng vẫn chưa biết là có thành công hay không, sóng điện mà Hồng Ngạn phát ra, hiện nay vẫn chưa đi

được bao xa trong vũ trụ mà.”
Diệp Văn Khiết lắc đầu: “Tín hiệu sóng điện từ truyền đi càng xa thì càng yếu, trong vũ trụ có quá nhiều tác nhân gây nhiễu, khả năng nền văn minh ngoài Trái đất nào đó thu được tín hiệu là rất nhỏ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng: để một nền văn minh ngoài Trái đất trong vũ trụ bắt được tín hiệu sóng điện từ của chúng ta, công suất phát xạ của chúng ta phải tương đương với công suất bức xạ của một ngôi sao(*) cỡ trung. Nhà vật lý thiên văn người Liên Xô Kardashev từng đề nghị, có thể căn cứ theo năng lượng mà các nền văn minh khác nhau trong vũ trụ sử dụng để truyền tin mà phân cấp chúng. Ông ta chia các nền văn minh

trong tưởng tượng của mình ra làm ba cấp I, II và III. Văn minh cấp I có thể điều động năng lượng tương đương với công suất phát năng lượng của cả Trái đất để truyền tin liên lạc. Theo tính toán của ông ta khi đó, công suất của Trái đất ước khoảng 1015-1016 watt. Công suất nền văn minh cấp II dùng để truyền tin khoảng 1026 watt, ước tính tương đương với công suất phát năng lượng của một ngôi sao điển hình. Công suất nền văn minh cấp III dùng để truyền tin lên đến 1036 watt, bằng công suất phát năng lượng của cả một thiên hà. Hiện nay, văn minh Trái đất đại khái chỉ có thể vào cấp 0.7, thậm chí còn chưa đạt đến cấp I, mà công suất của Hồng Ngạn lại chỉ có thể

điều động một phần mười triệu công suất phát năng lượng của Trái đất, tiếng gọi này chỉ giống như tiếng vo ve của con muỗi cách xa ngoài vạn dặm mà thôi, chẳng có ai nghe thấy đâu!”
(*) Sao: hiểu theo nghĩa thiên văn học, tức một khối vật plasma có các phản ứng nhiệt hạch và do đó tự phát sáng chứ không thu nhận ánh sáng từ các thiên thể khác. Xưa còn gọi là định tinh hay hằng tinh.
“Nhưng nếu nền văn minh cấp II và III trong giả thiết của người Liên Xô kia thực sự tồn tại, hẳn chúng ta có thể nghe thấy tiếng gọi của họ.”
“Hồng Ngạn vận hành hơn hai mươi

năm, chúng tôi không nghe thấy gì cả.”
“Đúng vậy, nghĩ lại về Hồng Ngạn và tìm kiếm văn minh ngoài Trái đất, phải chăng tất cả những nỗ lực này cuối cùng chỉ chứng minh một việc: trong vũ trụ, thực sự chỉ Trái đất là tồn tại sự sống có trí tuệ?”
Diệp Văn Khiết khẽ thở dài: “Xét về lý thuyết, đây có thể là điều không bao giờ có được kết luận, nhưng về mặt cảm giác, tôi, và từng người đã trải qua những năm tháng ở Hồng Ngạn, đều đồng thuận điểm này.”
“Dự án Hồng Ngạn bị hủy bỏ đúng là rất đáng tiếc, đã lập nên rồi thì cũng nên tiếp tục vận hành, đây thật sự là một sự

nghiệp vĩ đại mà!”
“Hồng Ngạn đã suy tàn dần dần. Đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, họ còn tiến hành một đợt cải tạo quy mô lớn, chủ yếu là nâng cấp hệ thống máy tính của bộ phận phát xạ và giám thính, hệ thống phát xạ được tự động hóa, hệ thống giám thính thì nhập hai máy tính cỡ trung của IBM, năng lực xử lý của cơ sở dữ liệu được nâng cao rất nhiều, có thể cùng lúc giám thính 40.000 kênh. Nhưng sau này, tầm nhìn mở rộng dần, mọi người cũng hiểu rõ được độ khó của việc tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất, cấp trên dần dần không còn hứng thú với Hồng Ngạn nữa. Thay đổi trước tiên là cấp độ bảo mật của căn cứ bị giáng cấp, bấy giờ,

mọi người đều cho rằng để Hồng Ngạn ở cấp độ bảo mật cao như vậy là đem dao mổ trâu ra giết gà, binh lực canh gác căn cứ từ một đại đội giảm xuống còn một trung đội, về sau này thì chỉ còn lại một tổ bảo vệ năm người mà thôi. Cũng từ sau lần cải tạo đó, biên chế của Hồng Ngạn tuy vẫn thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2, nhưng việc quản lý nghiên cứu khoa học lại chuyển giao về Viện thiên văn thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, vì vậy đã nhận thêm một số hạng mục nghiên cứu không liên quan gì với việc tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất.”
“Cô đã đạt được rất nhiều thành quả trong thời gian đó.”

“Thoạt đầu, hệ thống Hồng Ngạn đảm nhận một số hạng mục quan trắc thiên văn vô tuyến, lúc đó nó là kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trong nước. Về sau, khi những cơ sở quan trắc thiên văn vô tuyến khác được xây dựng, công tác nghiên cứu ở Hồng Ngạn chủ yếu tập trung vào việc quan trắc và phân tích hoạt động của điện từ trường Mặt trời, mô hình toán học cho hoạt động của điện từ trường Mặt trời mà chúng tôi xây dựng lúc ấy là tiên tiến nhất trong lĩnh vực đó, cũng có rất nhiều ứng dụng thực tế. Có được những nghiên cứu và thành quả về sau này, khoản đầu tư khổng lồ đổ vào Hồng Ngạn coi như cũng được thu hồi lại một chút. Kỳ thực, những thành tựu này có

một phần đóng góp không nhỏ của chính ủy Lôi Chí Thành, tất nhiên, ông ta cũng có mục đích cá nhân. Lúc đó, ông ta phát hiện ra, làm công tác chính trị trong cơ quan kỹ thuật quân đội không có tiền đồ lắm, mà trước khi nhập ngũ ông ta cũng học ngành vật lý thiên văn, vì vậy liền muốn quay lại làm nghiên cứu khoa học. Căn cứ Hồng Ngạn về sau này nhận được một số hạng mục nghiên cứu ngoài việc tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất, đều là kết quả cố gắng của ông ta.”
“Quay lại làm nghiệp vụ đâu có dễ thế? Lúc đó cô vẫn chưa được sửa sai, cháu thấy phần nhiều là ông ta muốn vơ lấy thành quả của cô về tên mình, phải không?”

Diệp Văn Khiết nở nụ cười khoan dung: “Không có lão Lôi, căn cứ Hồng Ngạn đã toi đời từ lâu rồi. Dự án Hồng Ngạn từ sau khi chuyển từ quân sự sang dân sự, phía quân đội đã hoàn toàn bỏ rơi nó, mà bên Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc thì không duy trì nổi chi phí vận hành của căn cứ, tất cả cuối cùng cũng kết thúc.”
Diệp Văn Khiết không nói nhiều về cuộc sống của bà ở căn cứ Hồng Ngạn, Uông Diểu cũng không hỏi. Năm thứ tư sau khi đặt chân vào căn cứ, bà và Dương Vệ Ninh lập gia đình, tất cả đều xảy ra rất tự nhiên, rất bình đạm. Sau đó, trong một sự cố ở căn cứ, Dương Vệ

Ninh và Lôi Chí Thành đều gặp nạn, Dương Đông sinh ra đã là trẻ mồ côi. Mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỉ trước, khi căn cứ Hồng Ngạn cuối cùng cũng giải tán, hai mẹ con họ mới rời khỏi núi Radar, sau đó Diệp Văn Khiết làm giáo sư ngành Vật lý thiên văn tại trường cũ cho tới khi nghỉ hưu. Những điều này, Uông Diểu đều đã nghe Sa Thụy Sơn ở đài quan trắc thiên văn vô tuyến Mật Vân kể lại.
“Tìm kiếm văn minh ngoài Trái đất là một ngành khoa học rất đặc thù, có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân sinh quan của người nghiên cứu.” Âm điêu của Diệp Văn Khiết kéo dài ra, như thể đang kể chuyện cho trẻ con, “Giữa đêm khuya

vắng, trong tai nghe vang lên những âm thanh lạo xạo không có sự sống vẳng đến từ vũ trụ, những tạp âm này chỉ nghe được loáng thoáng, tựa hồ còn vĩnh hằng hơn cả những vì tinh tú kia; có lúc, lại có cảm giác những âm thanh đó giống như gió lạnh thổi mãi không bao giờ dứt trong mùa đông ở dãy Đại Hưng An, khiến tôi cảm thấy lạnh vô cùng, sự cô độc ấy, thật sự rất khó hình dung.
“Có khi, hết ca trực đêm, ngẩng mặt lên nhìn bầu trời, cảm thấy những ngôi sao tựa như một sa mạc đang phát sáng, còn mình thì là một đứa trẻ đáng thương bị bỏ rơi trên sa mạc đó… Tôi có cảm giác sự sống trên Trái đất này đúng là một sự ngẫu nhiên trong ngẫu nhiên, vũ

trụ là một cung điện khổng lồ mênh mông trống rỗng, nhân loại chúng ta là con kiến nhỏ nhoi duy nhất trong tòa cung điện ấy. Suy nghĩ này khiến nửa đời về sau của tôi có một tâm thái rất mâu thuẫn: có lúc cảm thấy cuộc sống thật đáng quý, tất cả đều nặng như núi Thái; có lúc lại cảm thấy con người sao mà nhỏ bé, chẳng đáng để nhắc đến làm gì. Nói tóm lại, cuộc sống cứ trôi qua từng ngày trong cảm giác kỳ quặc ấy, bất giác đã già lúc nào chẳng hay…”
Uông Diểu muốn nói mấy lời an ủi với người phụ nữ đáng kính đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp cô độc mà vĩ đại này, nhưng những lời cuối cùng của Diệp Văn Khiết lại khiến anh chìm vào trong

tâm trạng thê lương giống bà, anh không còn lời nào để nói nữa, chỉ đành bảo: “Cô Diệp, hôm nào cháu đi với cô trở lại thăm căn cứ Hồng Ngạn nhé.”
Diệp Văn Khiết chầm chậm lắc đầu: “Tiểu Uông à, tôi không được như cậu nữa, tuổi tác lớn rồi, sức khỏe cũng không tốt, mọi chuyện cũng khó liệu trước lắm, sau này cứ sống ngày nào thì biết ngày đấy thôi.”
Nhìn mái tóc bạc trắng của Diệp Văn Khiết, Uông Diểu biết, bà lại nhớ đến con gái mình.