Chương 12: Nấm mồ của người ra đi

Hồ tuyệt mệnh

Đăng vào: 11 tháng trước

.

Tam Thánh Cung là ngôi miếu nhỏ ở ven huyện lỵ mới, tường đỏ ngói lưu ly, bên trên viết sáu chữ đại tự “Nam mô a di đà Phật”, cách nhau bởi ba cánh cửa nhỏ. NA Lan chào anh lái xe rồi bước vào cửa chính giữa. Cô không hiểu mình đang tim cái gì nhưng chắc chắn không vì lễ Phật.

Hôm nay không phải ngày gì đặc biệt, cũng chẳng phải dịp cuối tuần nên thiện nam tín nữ không đông, chỉ khoảng chục người. Na Lan đi từ chính điện thờ Phật Thích ca bước sang bên thờ Quan Thế Âm bồ tát, cô nghĩ đây chẳng phải nơi mình nên nán lại lâu.
Đương nhiên không thể chỉ vào suông, cô nhìn thấy mấy vị khách dâng hương, chọn một người để hỏi chuyện về ông Quảng Cảnh Huy. Ví dụ, họ biết đến đâu về vụ Quảng Diệc Tuệ mất tích? Nếu Ninh Vũ Hân đến đây, chắc cũng lạ nước lạ cái, liệu có thể tìm hiểu được điều gì?

“Cô có cần dẫn đường không, có mua hương không?” Một người khách dâng hương cao tuổi, mặc áo tơ tằm, quần đũi, đội mũ rộng vành, khuôn mặt gầy gầy đeo kính râm trông rất phong độ, nhưng hai tay không cầm thứ gì. Na Lan lấy làm lạ, nếu mình mua hương thật, thì ông ta lấy gì mà bán?

Cô lắc đầu: “Cảm ơn, không cần ạ. Tôi chỉ vào xem thôi.”

“Cô chắc không phải người ở đây.” Đôi mặt sau cặp kính râm hẳn là rất tinh tường. “Nhưng, người nơi khác đến du lịch cũng không vào miếu này.”

Na Lan chợt nhận ra đây là đối tượng rất tốt để hỏi thăm.
“Ông nói đúng, tôi đến… vì nghe nói huyện Mai có hai danh nhân tầm cỡ là Diệp Kiếm Anh và Quảng Cảnh Huy. Huyện đã có nhà lưu niệm và vườn lưu niệm Diệp soái, còn ông Quảng Cảnh Huy vẫn đang mạnh khỏe nên huyện nhà chưa lập công trình nào tôn vinh. Tôi muốn biết thêm các sự kiện về ông ấy.” Cô băn khoăn, mình hỏi thế này liệu có sống sượng không?

“Tại sao cô lại quan tâm đến ông Quảng Cảnh Huy?” Đúng là câu hỏi của cô chưa khéo.

“Tôi… là phóng viên báo Đại học Trung Sơn, muốn giới thiệu về ông Quảng Cảnh Huy… Gần đây ông ấy tài trợ cho nhà trường nên chúng tôi muốn đưa tin toàn diện hơn.” Na Lan mở túi lấy cuốn vở và bút bi. Cô cũng cảm thấy mình khá giống phóng viên. “Tôi xin phỏng vấn ông được không?” Chuyện tài trợ đại học Trung Sơn, tối hôm kia cô vừa lên mạng đọc thấy, không ngờ bây giờ lại được việc.

Ông ta tò mò nhìn cô một lượt, hình như đang nghĩ xem có nên tin cô gái này không.

Na Lan biết ông ta đang lưỡng lự, bèn hỏi tiếp: “Ông có bằng lòng cho biết họ tên không, hoặc ít ra xin ông cho biết tuổi, và, ông đã cư trú ở Quảng Trợ hoặc Cục Lý bao lâu rồi?”

“Không dám. Tôi 63 tuôi, là người thị trấn Quảng Trợ chính gốc.” Vậy là ông già nhận lời phỏng vấn, và không muốn cho biết họ tên.

“Thôn và thị trấn các cụ có nghe nói về Quảng Cảnh Huy tiên sinh không?”

“Nghe nói ư?” Ông già bật cười, có nét chế nhạo. “Tôi cho cô biết vậy: không phải mọi người vùng này đều biết họ tên tỉnh trưởng Quảng Đông, nhưng ai cũng biết vô số câu chuyện về ông Quảng Cảnh Huy.”

Na Lan thầm nghĩ, hễ nhắc đến Quảng Cảnh Huy thì dân ở đây đều nhất trí ví von hệt như nhau.

“Ông có thể kể một vài câu chuyện hoặc nói về lịch sử gia đình ông ấy không?”

“Một vài câu chuyện, thì hơi khó. Tôi nói về lịch sử gia đình họ vậy. Họ Quảng là dòng họ lớn trong Khách gia chúng tôi, hình như tổ tiên ông Cảnh Huy định cư ở huyện Mai từ thời nhà Đường. Nếu hứng thú, cô có thể đến thư viện Mai Chau Diệp Kiếm Anh – trước đây gọi là thư viện huyện Mai, mà đọc. Phòng Văn hiến địa phương ở đó có nhiều tư liệu liên quan.” Cặp kính râm của ông ta ngước lên tượng Tam Thánh, Na Lan bỗng có cảm giác ông ta hoàn toàn không phải một người khách dâng hương rất nhàn nhã.

Ông già chầm chậm đi đi lại lại: “Còn về tổ tiên ông Cảnh Huy đến thôn Cục Lý ở từ khi nào, thì phải xem gia phả của họ. Ông Cảnh Huy danh lớn, sản nghiệp đồ sộ như thế, tôi dám chắc phải có người chuyện nghiệp viết tộc phả giúp ông ta, nhưng cần có người đưa đường chỉ lối cho thì mới xem được. Họ Quảng trong thôn Cục Lý hiện nay không được đông đúc nữa, năm xưa con cháu họ Quảng đi Nam Dương, đi Đài Loan rất nhiều, đi tham gia cách mạng cũng lắm, số còn lại phần nhiều dựa vào ông Quảng Cảnh Huy để kinh doanh, ở thôn này chỉ còn sót lại vài mống. Tuy nhiên vết tích nhà họ Quảng vẫn không mờ nhạt, nhà thờ của họ cứ vài năm lại tu sửa khang trang như mới, cô có thể đến mà xem… À, còn khu mộ rất rộng của họ Quảng nữa. Nghe nói các cụ tổ trực hệ của ông Cảnh Huy đều chôn ở đó. Ông ấy sau khi phát đạt bèn mua thêm rất nhiều đất, đủ để chôn cất nhiều đời sau. Hai mua xuân thu hàng năm, dịp Thanh Minh, tiết Trùng Dương, ông ấy đều về tế tổ rất linh đình…”

Na Lan năm bắt luôn: “Ông có thể cho biết nhà thờ và khu mộ nhà họ Quảng ở đâu không?”

Ông ta dừng bước, bỏ kính ra nhìn Na Lan, hình như đến lúc này ông mới nhận ra cô có khuôn mặt rất ưa nhìn. Ông nói: “Cũng gần thôi, đi chừng mười lăm phút là đến.”

Theo chỉ dẫn của ông ta, Na Lan đi đến nhà thờ họ Quảng. Cửa khóa, cũng không thấy ai quanh đó để hỏi “phỏng vấn”, cô đành đi về phía khu mộ nhà họ Quảng. Ra khỏi đường cái rồi đi theo một lối nhỏ quanh co khá xa, địa thế cao dần, rồi đến một khoảng trũng giữa các quả đồi nhấp nhô, nhìn thấy một cổng chào xây rất cao, biết bốn chữ: “Quảng thị ấm thổ.”

Tổ tiên họ Quảng để lại phúc ấm cho thế hệ sau. Ông Quảng Cảnh Huy là nhân vật hàng đầu Lĩnh Nam mà vợ chết, con gái mất tích!
Na Lan thấy một nỗi bi ai lạ lùng đang dâng lên, hình như bị âm hồn ở đây cảm ứng. Cô tưởng tượng cảnh ông Cảnh Huy đứng trước mộ bà vợ, cảnh cha mẹ của Ninh Vũ Hân sẽ đứng trước mộ con gái, cảnh chính cô đứng trước mộ cha mình. Thôi đừng tự giày vò nữa, trời vẫn còn sáng. Na Lan tự nhắc mình.

Tuy trời đang sáng sủa, bốn bề là cây xanh bao bọc, nhưng ở đây yên tĩnh khác thường, không tiếng gió đưa lá cây xào xạc, không tiếng ve dầu nỉ non.

Cô bước vào khu đất, nhìn từng ngôi mộ cùng những tấm bia. Cô không có mục đích rõ ràng, nhiều nhất là chỉ muốn xem lịch sử và quy mô của gia tộc họ Quảng. Có lẽ nên xem ngôi mộ của Quảng phu nhân. Kích cỡ của mộ và bia ở đây không giống nhau, nó phản ánh sự hưng vong của các gia đình nhỏ trong họ Quảng. Nhìn cách xây mộ và các tấm bia có thể nhận ra niên đại chôn cất. Rồi cô nhận ra một quy luật: những ngôi mộ chôn cất gần đây nhất, đều nằm ở phía đông nam. Cô nhanh chóng tìm thấy mộ của Quảng phu nhân. “Quảng Đổng thị Nguyệt Khanh chi mộ”, cùng mấy chữ miêu tả thêm: “Hiền thê từ mẫu, dân ca lưu hình”, khiến cô thấy hồi hộp. Cô tiếp tục xem các tấm bia dựng trong vài chục năm gần đây.

Cho đến khi phát hiện ra bia mộ của Quảng Diệc Tuệ.

Nếu Na Lan không đọc được hết chữ thì chắc chắn không thể nhận ra đây là mộ của Quảng Diệc Tuệ. Vì tấm bia được thiết kế rất kì lạ, không đề chữ “mộ của…” cũng không ghi là người thân của ai. Chỉ có mấy hàng chữ như sau:

Quảng đổng chưởng châu
Diệc minh diệc xán
Tuệ chất lan tâm
Mộ thân nhân viễn

Nếu Na Lan không để ý, nếu cô không có ý định phát hiện bí mật gì đó, chắc cô sẽ nhún vai bỏ qua. Nhưng cô đã đứng trước tấm bia rất lâu, đọc từ trên xuống, từ trái sang phải… bốn câu thơ này. Quảng, tức Quảng Cảnh Huy? Đổng, là bà Đổng Nguyệt Khanh vợ ông ta? Chưởng châu, nghĩ là ngọc châu trong lòng bàn tay, tức Quảng Diệc Tuệ.

Nếu đọc liền bố chữ đầu mỗi câu. Đó là “Quảng Diệc Tuệ mộ”. Làm theo lối thơ tàng đầu.

Riêng chữ Huệ được biết thay bằng chữ Tuệ, song ý nghĩ vẫn rất thiết tha. Đây chính là mộ của Quảng Diệc Tuệ.

Nhìn tấm bia, Na Lan thấy miệng khô đắng, trán lấm tấm mồ hôi. Quảng Diệc Tuệ đã từ giã cõi đời ư? Cô ấy mất tích ba năm. Chỉ cần hỏi Ba Du Sinh thì biết, bạn gái của anh mất tích mười năm, anh vẫn không nguôi tìm kiếm. Tình thương yêu của cha mẹ dành cho con chẳng kém gì tình yêu nam nữ. Quảng Cảnh Huy có tiềm lực vô biên, chắc ông phải dốc toàn lực để tìm cô con gái độc nhất, tìm đến cùng trời cuối đất. Nhưng tại sao mới chỉ ba năm chưa thấy xác con gái, ông đã từ bỏ hy vọng rồi đắp mộ dựng bia kỷ niệm? Rất có khả năng Quảng Diệc Tuệ vẫn còn sống trên đời. Từng có chuyện một cô gái bị bắt cóc về làm vợ, mất tích hai mươi năm rồi lại trở về “cõi đời” kia mà? Diệc Tuệ mất tích mới ba năm, vậy chuyện này không hợp tình hợp lý!

“Bốn chữ ‘Mộ thân nhân viễn’ rất đáng để ta ngẫm nghĩ.” Một giọng nói từ phía sau rất xa, bay đến, không vang dội nhưng đủ để Na Lan kinh hãi.

Giọng ấy nghe quen quen.

Cô ngoảnh lại, càng khiếp sợ hơn. Ở phía xa xa là ông già đeo kính râm gặp ở Tam Thánh Cung, và hai người nữa. Đứng trước nhất là một người trạc tuổi ông già đeo kính râm, người gầy ngẳng, mặc sơ mi cộc tay không cổ áo, tay chống gậy. Người kia tuổi ngoài 30, cao ráo, vai rộng, lưng thẳng, cũng đeo kính râm, tay cầm ô che nắng cho ông già.

Nhìn biết ngay là một chủ nhân và hai thuộc hạ. Chủ nhân là người không đeo kính râm, tay chống gậy.

Ông ta bắt đầu nhấc gậy, cất bước, chân có tật nên bước đi tập tễnh. Ông ta vừa đi vừa chăm chú nhìn Na Lan, không phải quan sát mà là nhìn chằm chằm như muốn nhìn thấy cả kiếp trước kiếp sau của người ta.

Na Lan đã trải nghiệm cảm giác đứng trước bọn tội phạm hình sự mà lúc này cô vẫn thấy bất an.

Cô đang ở bãi tha ma hoang vu, đối diện với ba bóng người tựa như oan hồn và một ánh mắt cứng ngắc.

“Có phải Ninh tiểu thư không? Thế là đã gặp rồi đây.” Ông già tập tễnh tay chống gậy nhưng loáng một cái đã bước đến chỗ Na Lan, ông chìa bàn tay khô đét ra. Hai người đeo kính râm cũng kịp bước đến nơi.

Na Lan hơi hiểu ra vấn đề, cô chìa tay, nói: “Ông đang chờ Ninh Vũ Hân à?”

Ánh mắt ông già có nét nghi hoặc.

Na Lan nói tiếp: “Cô ấy không còn nữa.”

Hai người kia bắt tay khá chặt, rồi chứng lại mấy giây. Ông già hỏi: “Cô nói không con nghĩ là… cái ý kia?”

Na Lan gật đầu, chỉ vào ngôi mộ, nói: “Đúng thế, không còn nghĩa là thế này. Cô ấy vừa mất mấy hôm trước.” Lúc này cô nhìn thẳng vào ông già. Sắc mặt ông ta càng hiện rõ nét nghi hoặc và kinh ngạc, rất thật chứ không phải giả tạo, vì cô thấy tay ông run run, chứng tỏ đang hoang mang. Na Lan hỏi: “Các vụ đang chờ cô ấy à? Tin tức cô ấy qua đời, tuy không phải đại sự quốc gia hoặc các tin sốc trong làng giải trí, nhưng cũng gần như chấn động thành phố Giang Kinh.”

Ông già mà cô gặp ở Tam Thánh Cung đỡ lời: “Chúng tôi rỗi rãi, cuộc sống thanh đạm, tin tức có phần lạc hậu… có lẽ nên học cách lên mạng mới phải.” Na Lan đoán ra mục đích của Ninh Vũ Hân, cô định về đây để gặp các vị này. Hai bên không ấn định thời gian cụ thể nên họ vẫn nán lại Cục Lý đẻ chờ Vũ Hân. Ông già đeo kính tiếp tục quan sát cô gái trẻ từ xa đến, có ý tìm hiểu thêm.

Na Lan nói: “Tôi là bạn của Vũ Hân. Cô ấy đột ngột ra đi nên không cho tôi biết các vị đang chờ cô ấy.”

“Cô cũng đang điều tra chuyện Quảng Diệc Tuệ mất tích à?” Ông già chống gậy hỏi, ánh mắt ông vẫn không thôi nhìn Na Lan.

“Cả chuyện về Vũ Hân nữa. Cô ấy bị sát hại ngay trước khi định lên đường về đây gặp các vị. Tôi là người phát hiện ra xác của cô ây.”
Sắc mặt cả ba đều hiện rõ vẻ kinh hoàng. Ông già chống gậy nói: “Có lẽ chúng ta nên tìm một nơi khác để nói chuyện thì hơn. Chúng tôi đã đợi cô ấy ba ngày trời.”

Na Lan cũng rất muốn trò chuyện với họ, nhưng cô không quên hỏi: “Xin hỏi các vị là…”

Ông già chống gậy nói: “Tôi họ Đặng.”

Na Lan giật mình. Ông già đeo kính râm nói: “Đây là Đặng Kỳ Xương tiên sinh, nếu năm xưa cô Diệc Tuệ không gặp Tần Hoài thì cô ấy đã là con dâu của Đặng tiên sinh, chúng ta cũng sẽ không có lý do để gặp mặt ở cái chốn nặng nề này… và có lẽ Ninh Vũ Hân tiểu thư cũng không bị chết.”