Chương 64: Sông Hồng nhuộm máu​

Cảnh Thịnh Đế Tân Truyện

Đăng vào: 2 năm trước

.

Lại nói về Ngô Hùng Quang. Vào đầu giờ Thìn, tức khoảng sáu giờ sáng, y cho binh sĩ bắt đầu vượt sông. Những chiếc cầu phao bằng gỗ nhanh chóng được hạ thủy. Quân Thanh lúc này không dám dùng những cây cầu được xây sẵn trên sông. Họ sợ người Việt đã động ta động chân lên đó. Họ cũng không dám cho binh sĩ hay ngựa bơi qua sông bởi sợ những thứ được đặt dưới lòng sông. Điều này âu cũng có lý. Có điều họ đã sai lầm hoàn toàn rồi. Những cây cầu này và lòng sông vốn dĩ không hề được sắp đặt gì cả. Thứ mà Quân đoàn bốn bố trí để chào đón họ lại chính là trên bờ, ở hai bên các cây cầu.

Nói như vậy cũng hơi khó hiểu. Nên biết, mỗi đầu cầu có một con đường. Nếu quân Thanh hành quân qua đây sẽ bình yên vô sự. Ấy thế mà họ lại chọn con đường khó hơn là dựng những chiếc cầu phao ở hai bên. Vùng đất họ đặt chân lên lại là những vùng đất chết, nơi Đại tướng Võ Khánh, con trai Thượng tướng quân Võ Tánh, người mà dân gian còn được biết với cái tên Võ Đông Sơ, cho chôn xuống đất những quả địa lôi.

Nên nhớ địa lôi vốn đã xuất hiện từ thời nhà Minh, Trung Quốc. Đến tay người Việt, họ đã cải biến ra đủ loại địa lôi. Nhưng nhìn chung, địa lôi mà người Việt cải biến gồm hai loại: một loại là phát nổ ngay và loại kia là nổ chậm. Loại mà Võ Khánh dùng chính là địa lôi nổ chậm. Anh vốn muốn chờ một lượng lớn binh sĩ nhà Thanh bước vào thì chúng mới phát nổ. Nói là nổ chậm chứ thực tế thì chỉ mất hơn năm giây thì chúng đã phát huy tính sát thương của mình rồi.

Lúc này, từng đoàn quân Thanh lần lượt vượt qua cầu phao, đặt chân lên bờ bên kia. Bọn họ cũng không vội vã tấn công. Chờ cho bảy vạn năm nghìn người đã tề tựu đông đủ mới có tiếng nói của Hồ Sĩ Nguyên: “Chúng binh sĩ, hãy cùng ta xung phong diệt sạch đám giặc cỏ An Nam này”.

Bắt đầu từ đó, quân Thanh tràn tới như thác lũ. Trước mắt họ, Thăng Long không còn bất cứ một bức tường thành nào. Việc chiếm cứ vì thế chắc hẳn cũng sẽ rất nhẹ nhàng. Cứ thế, tiếng hô xung phong cứ vang lên không ngớt. Binh sĩ vẫn cứ chạy bộ, kỵ binh thì phi nước đại. Họ không hề biết dưới chân mình có những sợi dây. Đến khi một chú ngựa chạy phía trước khụy xuống do vấp phải dây thì họ mới biết cái gì đang chờ đón mình.

Ầm… ầm… ầm… Những quả địa lôi chôn sẵn lần lượt thi nhau phát nổ, tước đi khá nhiều sinh mạng binh sĩ. Nói là khá nhiều nhưng tính ra cũng chỉ có khoảng ba trăm người thương vong. Con số đó chỉ là muỗi so với quân số bảy nghìn năm trăm người của đội tiên phong và hai mươi lăm vạn của cả lộ quân.

“Hừ… Các người chỉ có bấy nhiêu đó thôi sao? Ta xem các người còn trò gì nữa”. Cũng không phải y khinh địch. Với những gì Ngô Hùng Quang nói đêm qua, Hồ Sĩ Nguyên biết Việt Nam không hề đơn giản như mình nghĩ trước đây. Nhưng y không tin lộ quân hai mươi lăm vạn của Vĩnh Tuyền sẽ nhanh chóng bị đánh bại. Mà cũng không nhất định là Vĩnh Tuyền sẽ bại trận. Hơn nữa, quân Thanh cũng quyết định đánh nhanh thắng nhanh nên Việt Nam sẽ không kịp chuẩn bị. Y hét lớn: “Không có gì phải sợ! Tiến lên cho ta. Chúng cũng chỉ có bấy nhiêu đó thôi”. Tiếng hô xung phong lại lần nữa vang rền.

Tiếng hô lớn đến nỗi ngay cả dân trong Cố đô Thăng Long cũng bị đánh thức sau giấc ngủ say nồng. Song, họ cũng không cần bận tâm bởi Bắc Định Vương Nguyễn Quang Thùy đang ở đây. Hơn nữa, ngoài kia là Quân đoàn bốn do một viên Đại tướng lẫy lừng uy danh Võ Khánh đã giăng sẵn một cái bẫy dành cho quân giặc.

Như hiểu được tâm tư của người dân, những quả tên lửa lại lần nữa phát uy. Chúng bay rợp trời. Tiếng rít phá không cao vút, nghe như tiếng sáo êm tai. Mà cũng không phải như là tiếng sáo được. Võ Khánh vốn là người lãng mạng, anh buộc vào mỗi quả tên lửa một cây sáo trúc nho nhỏ. Mỗi khi một quả tên lửa bay lên, tiếng sáo theo gió mà cũng xuất hiện. Anh nói đó chính là tiếng của tử thần đòi mạng quân thù. Quả là như vậy, từng loạt tiếng nổ lớn đi kèm phía sau đang gặt hái sinh mạng của những kẻ xung phong. Binh sĩ Việt Nam giờ đây đã rất thành thục trong việc sử dụng loại vũ khí có tính sát thương tập thể này. Họ nhắm rất chuẩn xác nhằm tránh đi việc phá hủy đi những cây cầu. Còn cầu tạm à, mặc kệ đi. Mà đâu phải tên lửa chỉ tấn công đội quân tiên phong này. Ưu điểm của nó là bay rất xa. Vì thế, trung quân của nhà Thanh cũng phải hứng chịu những tổn thất ban đầu.

Quân Thanh bắt đầu ngã xuống như rạ. Ban đầu là vài trăm rồi lên vài nghìn. Mọi người cũng đừng nghi ngờ. Sở dĩ quân Thanh chết nhiều như vậy cũng bở bấy giờ họ vẫn còn đang áp dụng chiến thuật biển người. Nói biển người tức là cứ dùng quân số áp đảo mà lao lên. Lớp này ngã xuống thì lớp khác lại lao lên. Đến ngay như thời kỳ tiến bộ hơn, thế chiến thứ hai, khi họ phản công phát xít Nhật thì chiến thuật này vẫn được áp dụng. Có người còn nói phiếm, xe tăng quân Trung Hoa Dân Quốc cán lên thi thể đồng đội mà vượt sông. Ài… cũng bởi dân số của họ quá đông mà.

Khi số người chết đã lên đến con số hơn hai nghìn người, quân Thanh mới bắt đầu chùn chân, họ không dám tiến nhanh nữa và cũng không tập trung đông mà rải rác thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Lúc này, cơn ác mộng của họ đã xuất hiện, những thớt voi cõng đại bác, “đặc sản” của quân đội Tây Sơn năm xưa. Những cỗ pháo đài di động này bắt đầu chầm chậm tiến lên, đại bác lại thi nhau nổ tung trời.

Những con ngựa chiến của kỵ binh nhà Thanh khi thấy từng thớt voi lững thững bước tới, hú vang thì sợ hãi, tung hai vó trước lên trời mà chạy tán loạn, hất những người ngồi trên lưng té xuống đất. Mặt khác, trên mặt đất, những phên tre lấp đất cũng bay lên, để lộ ra những đường hào hẹp, đó chính là nơi mà bộ binh Quân đoàn một nấp sẵn và chờ đợi. Giờ đây, họ bỗng xuất hiện, lăm lăm TSG02 trên tay, tha hồ mà nhả đạn vào bất cứ mục tiêu di động nào.

Vỡ trận. Đó là từ đúng nhất để hình dung tình cảnh của quân Thanh lúc này. Cũng phải thôi vì lúc này đã có một chiến tướng nhà Thanh tử trận. Không ai khác hơn, đó chính là Hồ Sĩ Nguyên. Y đã lãnh trọn một quả tên lửa cách đó không lâu. Toàn bộ đội tiên phong giờ như rắn mất đầu, binh sĩ buông bỏ vũ khí mà chạy tán loạn.

Ở trung quân, Ngô Hùng Quang thấy sự việc không ổn liền cho quân lui về phía sau. Kể ra kỷ luật quân đội của họ cũng khá là nghiêm minh khi mà Trung quân thì tháo lui trong khi Hậu quân do Vũ Minh thống lĩnh đứng lại yểm trợ. Binh sĩ nhà Thanh cho tới lúc này vẫn chỉ được trang bị gươm giáo và cung tên, chỉ có một số ít được sử dụng các loại súng kíp thô sơ.

Vũ Minh cho binh sĩ Hậu quân xếp đội hình, bắn tên về phía trước. Nguy mà không loạn, đó là điều thấy rõ ở nhóm quân này. Họ bình tĩnh tháo cung, lắp tên, giương cung rồi bắn theo từng mệnh lệnh. Chẳng mấy chốc mà bóng tên đã phủ đầy trời. Khá nhiều binh sĩ Việt Nam nằm xuống. Nhưng tên bắn thì bay được bao xa? Võ Khánh chấp nhận cho điều này xảy ra à? Sáu tiểu đoàn kỵ binh được lệnh xuất kích. Họ nhanh chóng áp sát, dùng súng TSG02 mà bắn hạ các đội cung thủ vốn phản ứng chậm hơn.

Cung thủ giặc đã bị triệt hạ, Võ Khánh lại giục ba sư đoàn bộ binh của mình tiến lên tiêu diệt cánh quân đoạn hậu. Lối đánh hiện đại được bộ binh phát huy hết sức nhuẩn nhuyễn, từng tiểu đội chia ra chiếm cứ từng phân đất trên chiến trường, chậm rãi tiến lên, dùng TSG02 hạ gục từng tên giặc. Nói là tiến chậm rãi nhưng phải hiểu là tốc độ của họ không hề chậm chút nào. Binh sĩ của ba sư đoàn cúi người khom khom chạy xộc tới. Uy hiếp lớn nhất của họ là những tay súng của đối phương, nhưng tốc độ nạp đạn và bắn của chúng lại chậm hơn nhiều.

Giải pháp duy nhất lúc này của Vũ Minh là cho quân lao lên đánh xáp lá cà. Ừ thì cứ xáp lá cà đi. Binh sĩ cả ba tiểu đoàn cũng không tiến lên nữa, họ xếp thành mấy hàng ngang, đứng đó mà thi nhau nổ súng.

Nghĩ cũng lạ, quân Thanh cứ lao lên, cứ đi được vài bước lại ngã xuống. Ấy thế mà họ cứ lao lên. Trong phút chốc, xác binh sĩ bắt đầu chất chồng lên nhau như một bức tường thịt, ngăn trở tầm bắn của bộ binh Việt Nam.

Bỗng âm… ầm…, những bức tường thịt nổ tung, nát bấy, để lộ ra những người phía sau đang chạy tới. Đại bác Việt Nam lại vang rền. Bộ binh lại được giải phóng tầm mắt, họ lại tiếp tục bắn. Có thể nói, đây là một cuộc tàn sát một chiều thì đúng hơn là một trận chiến sòng phẳng.

Không thể chần chừ được nữa, Vũ Minh cho quân nhanh chóng tháo chạy theo chân của Trung quân. Mà lúc này Võ Khánh cũng không cần phải gấp gáp. Anh cho binh sĩ thu dọn chiến trường và phái sáu tiểu đoàn kỵ binh truy đuổi với tốc độ khá chậm. Anh muốn chọn cho quân Thanh một mảnh đất chôn thân và cũng chờ hai mặt giáp công cùng Quân đoàn một của Đại tướng Phùng Ngọc Viễn.

Mãi khi chạy đến tận vùng giáp giới giữa Bắc Giang và Lạng Sơn, Ngô Hùng Quang thấy quân Việt Nam bị bỏ lại ở xa phía sau thì cho binh sĩ dừng chân thở dốc. Y cho quân ngồi nghỉ tại chỗ và kiểm tra quân số. Trong hai phó tướng, y chỉ còn lại bên mình Vũ Minh. Hai tướng lĩnh cấp cao nhất quân Thanh lúc này gặp nhau và trao đổi sau khi chạy trối chết.

– Nguyên soái! Bọn An Nam quả thật là nguy hiểm. Chúng đã dừng lại nghỉ ngơi cách đây ngoài năm trăm dặm. Có lẽ chúng cũng như ta, cũng mệt mỏi.

– Ông trời ơi! Lẽ nào ông phụ bạc ta? – Ngô Hùng Quang than vãn – Vũ Minh, cho quân nghỉ ngơi nửa canh giờ thôi rồi cấp tốc rút lui. Ta nghĩ bọn chúng chưa chặn vùng Lạng Sơn được đâu.

– Vâng, Phó Nguyên soái. Phải nói bọn chúng quá nguy hiểm, nhất là cái thứ vũ khí bay trên trời kia. Mạt tướng ở Hậu quân nhìn thấy mà hoảng sợ vô cùng.

– Thôi, đừng nói nhiều nữa. Ngươi kcho kiểm tra lại quân số đi, xem thử ta còn được bao nhiêu.

Vũ Minh vâng lời, phân phó cho thuộc hạ kiểm tra quân số. Sau một lúc, y nhận được hồi báo là chỉ còn vừa đúng mười bốn vạn. Phần còn lại có lẽ số thì chết, số thì bị bắt sống rồi. Y nhanh chóng báo lại cho Ngô Hùng Quang.

– Mười bốn vạn… ôi mười bốn vạn – Ngô Hùng Quang cảm thán. – Khi đi là hai mươi lăm vạn, giờ chỉ còn đúng mười bốn vạn. Lẽ nào trời không đứng về Đại Thanh ta nữa sao?

– Phó Nguyên soái xin bớt đau buồn. Bây giờ điều cần làm là chúng ta phải mau chóng quay về. Mạt tướng e là chúng sắp đuổi tới nơi rồi.

– Vũ Minh, chúng ta cho tam quân nghỉ ngơi thêm một khắc thời gian nữa rồi phải đi ngay mới kịp. Chúng ta phải vượt qua Ải Chi Lăng trong hôm nay, chờ lâu e rằng sẽ quá muộn.

– Vâng, Phó Nguyên soái.

Lúc này thời gian đã là mười giờ sáng. Đúng lúc Ngô Hùng Quang cho người nhổ trại cũng chính là lúc y nghe tiếng hô truy đuổi phía xa xa. Quân Thanh lập tức vội vã tháo chạy. Cứ thế, một trước một sau, hai đoàn quân cuối cùng cũng đến được Ải Chi Lăng.

Ải Chi Lăng. Đây chính là địa danh biết bao triều đại Trung Quốc phải khiếp sợ. Nhớ ngày trước, Mã Viện đem quân sang xâm chiếm nước Nam phải dựng bia và tạc rùa đá. Danh tướng nhà Minh Liễu Thăng cũng phải bỏ mình nơi đây.

Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp ép giữa hai dãy núi, phía Đông là dãy núi đất Bảo Đài – Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh dựng đứng. Con sông Thương ngoằn ngoèo chảy dọc theo thung lũng, bên con đường đường cái quan lên biên giới, xuôi về kinh đô.

Những ngọn núi thấp rải rác dọc thung lũng và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài năm kí lô mét, rộng khoảng ba kí lô mét.

Tại Ải Chi Lăng còn có Thành Chi Lăng. Ở gần cửa Nam của thành còn phiến đá khắc 5 chữ Hoàng tráng nhị thập đội.

Phía nam Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có hình dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm và một tượng đá có hình dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch (tức đá Liễu Thăng, ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải).

Xã Chi Lăng có Ải Chi Lăng và Quỷ Môn Quan. Quỷ Môn Quan nằm ở phía Nam huyện Bắc Lưu, châu Uất Lâm tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, cách huyện lỵ Bắc Lưu khoảng ba mươi dặm. Tại cửa quan này có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng ba mươi bước, tục gọi Quỷ Môn Quan. Mã Viện đánh Việt Nam qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu:

Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.

Chỉ cần vượt qua Ải Chi Lăng và Quỷ môn quan, quân Thanh đã có thể yên tâm đặt chân lên đất quê hương. Thế nhưng, sự đời nào có đơn giản như vậy. Ở trên vách núi, những khẩu đại bác của Việt Nam hiện ra. Những họng đại bác đen ngòm chỉa về đoàn quân tháo chạy lúc này trông như những cái miệng của quỷ giữ đang đứng gác Quỷ môn.

Không có một tiếng nói nào xuất phát từ binh sĩ Việt Nam. Thế nhưng Ngô Hùng Quang hiểu, thế là hết rồi. Đối phương đã đến được nơi đây, trận địa cũng đã làm xong thì thử hỏi mình có chống được hay không. Y cho quân dừng lại rồi bảo với Vũ Minh:

– Vũ Minh này. Ta và ngươi coi như là xong rồi. Chúng ta đã quá chậm.

– Phó Nguyên soái. Chúng ta phải làm gì đây? Hay là Mạt tướng cùng binh sĩ yểm trợ cho tướng quân thoát thân?

– Thoát? Ngươi tưởng là thoát được sao? Ngươi có thấy những cái miệng quỷ kia không?

Ngô Hùng Quang chỉ về những họng đại bác đen ngòm chỉ chực nuốt chửng đoàn quân. Y lắc đầu và nói với Vũ Minh:

– Chống cự là vô ích, chỉ tổ nạp mạng thôi. Binh sĩ cũng là người, cũng còn có mẹ già, con thơ. Chi bằng…

– Phó Nguyên soái. Ý tướng quân là đầu hàng à?

– Biết làm sao bây giờ. Thôi, đừng cố chấp nữa. Ngươi hãy đến gặp người của bọn chúng đi.

Đến lúc này, Vũ Minh đành chấp nhận vậy. Y cũng hiểu Ngô hùng Quang nói phải. Vả lại, đúng là binh sĩ vẫn còn đó mẹ già cùng con thơ. Lựa chọn đầu hàng đúng là giải pháp tốt nhất lúc này. Y quay đầu ngựa, chậm rãi đi về hướng đoàn quân truy đuổi vốn đã dừng lại ở phía xa.